Nhởn nhơ cô gái cửa Đông
Quần là áo lượt nhưng lòng không ưa
Tao khang là vợ ngày xưa
Khăn thâm áo vải sớm trưa vui cùng
Tìm kiếm "áo"
-
-
Đêm qua đêm lạnh đêm lùng
-
Đôi ta ăn một quả cau
Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anhDị bản
Đôi ta ăn một quả cau
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn
Chưa quen đi lại cho quen
Chưa gần đi lại vài phen cho gầnĐôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh
-
Chồng người xe ngựa người yêu
Chồng người xe ngựa người yêu
Chồng em áo rách, em chiều, em thương -
Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
-
Mình với ta như con một nhà
Mình với ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm
Đôi ta như nước trong chum
Như hoa một chùm mới nở trên cây,
Bây giờ mình đấy ta đây
Biết xe những mấy lần dây cho liềnDị bản
Đôi ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm
Đôi ta như nước một chum
Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau!
-
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn đắp áo ngắn, cơn chung áo dài
Hay là chàng đã nghe ai
Áo ngắn chẳng đắp áo dài chẳng chung -
Cào cào giã gạo cho nhanh
Dị bản
-
Ngửa tay lấy tấm vàng mười
-
Ghe lui em chẳng dám cầm
-
Mình thương thủng thẳng tôi đành
-
Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh.
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Có cứt thì lúa mới xanh
Dị bản
Có phân thì lúa mới xanh
Có bộ quần áo mới ra anh học trò
-
Chòng chành nước đổ thúng sơn
-
Yêu nhau chẳng lo giàu nghèo
Yêu nhau chẳng lo giàu nghèo
Một manh áo rách, bạc đầu vẫn duyên -
Xưa kia, em cũng lượt là
Xưa kia em cũng lượt là
Bây giờ áo rách hóa ra thân tàn -
Chị em đã quyết chẳng chùn
Chị em đã quyết chẳng chùn
Hai vai áo ướt chân bùn đường trơn
Đường trơn thì mặc đường trơn
Em gánh thóc thuế chàng sờn hai vai
Trời mưa cho ướt lá khoai
Thóc em không ướt vì ngoài lá che
Đường xa chân bước tai nghe
Tin vui chiến thắng đưa về khắp nơi -
Nhứt thích ăn trái chua
-
Trai Thanh Lạng bất khả giao
-
Kẻ Tàng lắm cô lắm thầy
Chú thích
-
- Cửa Đông
- Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Giấm thanh
- Thứ giấm có vị chua thanh, được làm từ rượu và các loại tinh bột hoặc trái cây.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Hồ Trúc Bạch
- Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).
-
- Cào cào
- Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.
-
- Có bản chép là điều
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Thủng thẳng
- Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Hồ
- Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
-
- Trấn đơn mùi sồng
- Nhuộm qua một lớp nước nâu (trấn nghĩa là nhúng vào nước).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thanh Lạng
- Địa danh nay thuộc xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thanh Lạng có truyền thống nấu rượu.
-
- Nguyệt Ao
- Hay Nguyệt Áo, Nguyệt Úc, một làng cổ trước thuộc huyện La Sơn, trấn Nghệ An, nay thuộc xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của danh sĩ Nguyễn Thiếp.
-
- Kẻ Tàng
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Mạo
- Mũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).