Trời xui duyên chẳng thành duyên
Thì em tự ải còn hơn sống sầu
Tìm kiếm "trời mưa bong bóng"
-
-
Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau
-
Trời sinh con cuốc cụt đuôi
-
Trôi sông lạc chợ
Trôi sông lạc chợ
-
Trời sinh con khỉ ở lùm
Trời sinh con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông -
Trời chớp Ba Gia ở nhà mà ngủ
-
Trời chớp Mũi Nạy thức dậy mà đi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trời sinh ra núi Ba Vì
-
Trời cho cày cấy đầy đồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung -
Trời cao bể rộng bao la
-
Trên trời ba bảy ông sao
Trên trời ba bảy ông sao
Ông bổng tít lói, ông cao tít mù -
Giữa trời cây cả bóng cao
-
Bán trời không văn tự
Dị bản
-
Lạy trời cho chúa tôi giàu
-
Chim trời ai dễ đếm lông
Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con, ai dễ kể công tháng ngày. -
Còn trời còn nước còn non
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưaDị bản
Còn trời, còn nước còn non
Còn có bạn rượu, anh còn say sưa
-
Của trời trời lại lấy đi
Của trời trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tối trời quân tử đi chơi
– Tối trời quân tử đi chơi
Tôi đái một chỗ đái, lội bơi trở về
– Em đái chi mà đái dại, đái khờ
Nhà cửa em trôi trước, bàn thờ em trôi sauDị bản
-
Trên trời có ông sao tua
Trên trời có ông sao tua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành
Phương đông quật lũ hung tinh
Làm cho bảy viện tan tành ra troDị bản
-
Trên trời băm sáu vì sao
Trên trời băm sáu vì sao
Vì thấp là vợ, vì cao là chồng
Cô kia gái lớn tồng ngồng
Hỏi thăm cô đã có chồng hay chưa?
Chú thích
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Nồm
- Thời tiết ấm và ẩm ướt (giao giữa cuối đông và đầu xuân, thường ở miền Bắc).
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Giá
- Lạnh buốt.
-
- Ba Gia
- Còn gọi là Ba Da, hay Bà Già, tên cũ gọi một vùng biển ở Phan Rang, Ninh Thuận.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Đề Gi
- Một làng biển thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nằm ngay cửa nơi vịnh Nước Ngọt ăn thông ra biển. Đề Gi nổi tiếng với nghề làm muối và nước mắm, và hiện nay cũng đang là một cảng biển tấp nập.
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Văn tự
- Văn bản, giấy tờ.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Sao chổi
- Còn có tên gọi dân gian là sao cờ hoặc sao tua, một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng cấu tạo chủ yếu không phải từ đất đá, mà từ băng. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt, khi đi vào vòng trong Hệ Mặt trời thì được mặt trời chiếu sáng, từ đó mới sinh ra các ánh sáng rực rỡ như ta thấy khi quan sát từ Trái Đất.
Ngày xưa, theo quan niệm dân gian, sao chổi xuất hiện thường được cho là điềm loạn lạc.
-
- Minh Giám
- Một ngôi làng thuộc huyện Vũ Tiên, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là quê hương của Phan Bá Vành, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Nguyễn đầu thế kỉ 19.
-
- Phan Bá Vành
- Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.
-
- Hung tinh
- Ngôi sao xấu (từ Hán Việt), có thể gây ra tai hoạ cho con người, theo chiêm tinh học.
-
- Ba làng Trà Lũ
- Ba làng Trà Trung, Trà Bắc và Trà Đoài (ba thôn Trung, Bắc, Nam) thuộc huyện Giao Thủy, xã Xuân Trường, trấn Nam Định, nay là xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nơi nghĩa quân của Phan Bá Vành rút về cố thủ khi bị quân triều đình đàn áp.