Chớ chơi với thằng lé
Chớ ghé nhà thằng lùn
Chớ hùn với thằng hói
Chớ nói với thằng hô
Chớ sử dụng gia nô mặt ngựa
Chớ tựa thằng mắt trắng môi thâm
Chớ đồng lân với thằng mắt hí
Tìm kiếm "lệ chi"
-
-
Nai dạc móng chó le lưỡi
Dị bản
Nai vẹt móng chó cũng lè lưỡi
-
Khi đi trúc mọc le te
Khi đi trúc mọc le te,
Khi về trúc đã cánh bè giữa sông -
Nắng tháng ba chó già lè lưỡi
Nắng tháng ba chó già lè lưỡi
-
Con gái mà đứng éo le
-
Con cá nó lội so le
Con cá nó lội so le
Một đàn cá lớn nó đè cá con -
Dòm lên đọt chuối so le
-
Anh cầm cuốn sách so le
-
Dẫu rằng như đũa so le
Dẫu rằng như đũa so le
Muốn so đôi khác sợ e không bằng -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trong lồn gì đẹp bằng le
Trong lồn gì đẹp bằng le
Ngoài lồn đẹp nhất cái khe cạnh đùi -
Chữ xuất giá tòng phu phải lẽ
-
Anh nói mần sao cho vạc lẽ ra
-
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
-
Giàu thú quê không bằng ngồi lê kẻ chợ
-
Tay cầm nhánh dứa, lệ ứa hai hàng
Tay cầm nhánh dứa, lệ ứa hai hàng,
Hồi thuở xuân xanh sao anh không kết bạn
Để hoa nở nhụy tàn mới làm bạn với em?Dị bản
-
Đầu rồng, đuôi phụng le te
-
Khéo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ
Khéo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ
-
Gập ghềnh Giảm Thọ, Ðèo Le
Dị bản
-
Ai lên Trung Phước, Đèo Le
-
Trước mặt cả nể, kể lể sau lưng
Trước mặt cả nể, kể lể sau lưng
Chú thích
-
- Gia nô
- Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
-
- Đồng lân
- Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
-
- Dạc
- Mòn vẹt (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Dĩ lỡ
- Đã lỡ, đã trót làm việc gì (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Vạc
- Rõ ràng, rành mạch (phương ngữ miền Trung).
-
- Thú
- Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Bứa
- Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Giảm Thọ
- Tên một dốc núi cao làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Quế Sơn và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một con dốc rất cao, đường đi khó khăn.
-
- Đèo Le
- Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.
-
- Cu ngói
- Một giống chim cu (bồ câu) hay gặp ở các vùng đất nhiều bụi rậm và khô. Cu ngói có phần lưng, cánh và đuôi có màu nâu ánh đỏ (có lẽ vì vậy mà có tên là cu ngói).
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trung Phước
- Tên một làng ở xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng này nổi tiếng với nghề đi trầm và sản xuất đồ mỹ nghệ từ trầm hương.
-
- Chè mùng năm
- Nước chè uống ngày Tết Đoan Ngọ. Trong ngày này, người ta thường đi hái các loại lá, cây, rễ, củ về để hãm và nấu thành nước chè để uống dần.