Đồn rằng đám Xứng vui thay
Xem hết cả ngày, chỉ thấy những rơm
Tìm kiếm "hỏi han"
-
-
Nhất vui là hội Trần Thương
-
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi lắm chị lắm anh đặng nhờDị bản
-
Chưa lấy được nường thì trải bàn tay nường ngồi
-
Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan
-
Ai ơi mồng chín tháng tư
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời -
Anh về bán bộ trã rang
-
Ai ơi hưởng lấy kẻo chầy
-
Trước tôi chào anh em đông đủ
Trước tôi chào anh em đông đủ
Sau tôi chào bạn cũ lưu niên
Anh hùng hội ngộ tôi chào riêng anh hùng
Chào cô chào bác, tôi chào cùng chủ gia
Áo đen, áo trắng, áo dà
Chào áo cụt lỡ, chào qua vá quàng
Nghèo hèn cho chí giàu sang
Vải nhuộm nâu tôi chào trước, lụa hồng đào tôi chào sau.Dị bản
-
Tri Tôn có hội đua bò
-
Hai bên tranh lấy quả cầu
-
Vui xem hát, nhạt xem bơi
-
Nhớ ngày hăm ba tháng ba
-
Lại mặt to hơn đám cưới
-
Thình thình trống đập thình thình
-
Trời mưa thấm ướt lá bầu
Trời mưa thấm ướt lá bầu
Mấy ai lấy được cô dâu hiền lành -
Chém cha cái đất Kẻ Đê
-
Đắm đò giặt mẹt
-
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả thảy một rằm tháng Giêng -
Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân
Chú thích
-
- Đắc Lực
- Tên nôm là làng Xứng, nay thuộc xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tại đây có lễ hội làng Xứng, mở vào ngày mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng của những năm được mùa. Nét nổi bật của hội Xứng là mọi đồ thờ tế tự từ long, ly, quy, phụng cho đến cây cảnh, cổng chào... đều được làm bằng rơm. Làng lại làm riêng hai chú voi to như voi thật, dùng bùi nhùi làm vòi, làm đuôi. Tất cả được mang ra đình gọi là "đình Đụn" (đình bằng rơm).
-
- Trần Thương
- Một ngôi làng nay thuộc xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Tại đây có đền Trần Thương (gọi tắt là đền Trần) thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, hằng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Đọc thêm: Đền Trần Thương di tích và lễ hội.
-
- Chín phương trời, mười phương Phật
- Một khái niệm của dân gian Trung Quốc và Việt Nam. Có một số cách giải thích khác nhau về khái niệm này, trong đó có: Chín phương trời (cửu thiên) gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và trung ương. Mười phương Phật (thập phương chư Phật) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất. Cũng có ý kiến cho rằng mười phương Phật gồm có cửu thiên cộng với Niết Bàn.
Mười phương (thập phương) vì vậy mang nghĩa là rộng khắp, tất cả mọi nơi.
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Hội chùa Dâu
- Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hội Bưởi
- Hội làng truyền thống được tổ chức hằng năm vào mồng 10 tháng Tư âm lịch tại làng Bưởi ở xã Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội có các nghi thức tế lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, xem múa hát ả đào và tục ném cây bông sau buổi tế.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Lưu niên
- Lâu năm (từ Hán Việt).
-
- Chủ gia
- Chủ nhà (từ Hán Việt).
-
- Đà
- Màu nâu sẫm. Ở một số tỉnh miền Trung (Phú Yên, Bình Định...) màu này cũng được gọi là màu dà. Thuốc nhuộm màu dà được lấy từ cây dà.
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Bá niên
- Trăm năm (từ Hán Việt).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Tri Tôn
- Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Tại đây có thắng cảnh đồi Tức Dụp, di tích chùa Xà Tón, và nhất là nhà mồ Ba Chúc, nơi tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát do Khmer Đỏ gây ra.
-
- Vàm Nao
- Tên một con sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Theo học giả Vương Hồng Sển, sông này "đứng làm ranh giới giữa Long Xuyên và Châu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là 'pãm pênk nàv'."
-
- Quốc thái dân an
- Đất nước thái bình, dân chúng an vui (thành ngữ Hán Việt).
-
- Có hai cách giải nghĩa cho câu này:
1. Theo báo Nam Phong số 179 (12/1932): Tục thờ thần ở là Diêu-lương thuộc phủ Lâm-thao, cứ đến mồng 4 tháng giêng, rước thần ra nơi đàn ngoài đồng, để một quả cầu ở trước đàn, người già người trẻ đứng hai bên, rồi một ông già vào trong đàn la to lên rằng: Hai bên lại mà tranh lấy, bên nào được đem về bên ấy, tục gọi là "hội tranh quả cầu."
2. Nhắc đến trò vật cù, tương truyền xưa kia tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng để rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ. Quả cù làm từ củ chuối hột, hình tròn, đường kính khoảng 30cm. Trọng tài cầm quả cù đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào rổ của đối phương, bên nào cho vào rổ của bên kia nhiều hơn là thắng cuộc.
-
- Thập điều
- Tên đầy đủ là Thánh dụ huấn địch thập điều hoặc Thập điều giáo huấn, một văn bản do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1834, nội dung là các giáo lí phong kiến. Các quan đầu tỉnh phải tổ chức giảng thập điều hàng tháng vào ngày mồng một và rằm tại trước Quảng Vân Đình (tức vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay). Dân chúng ai không đi thì bị trừng phạt.
-
- Thập tam trại
- Tên gọi chung chỉ 13 làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long, gồm có Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Hào Nam, Kim Mã Thượng, Đại Yên, Liễu Giai, Kim Mã, Vạn Phúc (Vĩnh Phúc), Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Giảng Võ. Tương truyền, các làng này được lập nên thời vua Lý Nhân Tông, bởi công của dũng sĩ họ Hoàng và dân làng Lệ Mật, đóng vai trò cung cấp các nhu yếu phẩm cho kinh thành Thăng Long.
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Kinh quán
- (Dân) ở nơi kinh đô.
-
- Cựu quán
- (Dân) ở nơi làng cũ.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân thập tam trại rủ nhau tấp nập về làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm, Hà Nội) để tỏ mối tình ruột thịt với dân làng cổ và nhất là với họ hàng thân thuộc.
-
- Lại mặt
- Một lễ trong phong tục cưới xin ở ta. Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục: Cưới được ba hôm, đến hôm thứ tư thì hai vợ chồng làm lễ chè xôi đem về nhà vợ lạy gia tiên, gọi là lễ lại mặt, chữ gọi là tứ hỉ.
-
- Chánh tổng
- Gọi tắt là chánh, chức quan đứng đầu tổng. Cũng gọi là cai tổng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Kim Đê
- Tên Nôm là Kẻ Đê, một làng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Xưa kia con gái Kim Đê (Kẻ Đê) bạo dạn có tiếng, bắt nạt cả con trai. Lệ cưới hỏi ở Kim Đê rất nhẹ nhàng, chỉ cần nhà trai có cơi trầu đến dạm là từ đấy nhà trai có công việc gì, dù chưa cưới, cô dâu cũng sang lo liệu giúp, xong lại về nhà mình.
-
- Mẹt
- Đồ đan bằng tre hoặc mây, hình tròn, nông, thường dùng sắp xếp các loại hàng hóa khác lên trên để bày bán.
-
- Phủ Giầy
- Cũng ghi là Phủ Dầy hay Phủ Giày, một cụm đền chùa tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh... Hằng năm tại đây tổ chức hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch.
-
- Chùa Đại Bi
- Dân gian gọi là chùa Bi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Giáp Ba, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thờ thiền sư Đạo Hạnh. Từ lâu chùa Đại Bi đã trở thành nơi du ngoạn của khách thập phương, nhất là vào dịp hội chùa đầu xuân từ 20 đến 23 tháng Giêng âm lịch.