Tìm kiếm "chân giường"
-
-
Thân em như chổi đầu hè
Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi -
Rồng nằm núi Chúa
-
Muốn ăn bánh ít nhân mè
-
Đi khắp bốn bể chín chu
-
Cảm thương con hạc ở chùa
-
Em về dọn quán bán hàng
-
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ta đây được ngọc rụng rời tay chân -
Ai cũng muốn phấn dồi lên mặt
-
Ai đem em tới giữa đồng
Ai đem em tới giữa đồng,
Chân bùn tay lấm mà lòng anh say? -
Gái có chồng như gông đeo cổ
-
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Làm cho anh chạy sụp bờ gãy chân -
Bồ câu trong ổ bay ra
-
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Hay đâu nói thiệt rụng rời tay chân
Hỏi mây, hỏi gió, hỏi trăng
Hai hàng nước mắt rần rần tuôn ra. -
Anh trông xuống sông
-
Hồng nhan như bát nước chè
-
Sừng sững mà đứng giữa đàng
-
Chăm chăm chỉ biết véo người
-
Khăng khăng dắt ngựa xuống tàu
-
Người bệnh chẳng chịu kiêng mồm
Người bệnh chẳng chịu kiêng mồm
Làm cho thầy thuốc chạy chồn cả chân
Chú thích
-
- Ong bầu
- Một loại ong có thân khá lớn, màu đen, hay gặp trên các giàn bầu bí (vì vậy được gọi là ong bầu). Ong bầu thường làm tổ trong những đốt tre, trúc, tạo thành những lỗ tròn nhỏ bằng ngón tay út.
-
- Núi Chúa
- Một đỉnh núi thuộc nhánh Đông Trường Sơn đâm ngang ra biển trong dãy Đại Lãnh, là ranh giới của hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, cao độ 1010 mét. Trên đỉnh luôn có làn mây trắng bao phủ, lại là cửa gió từ các phía thổi tới theo mùa, như gió Tây - Nam, gió Đông - Bắc, gió Nồm… nên nhìn từ xa đỉnh núi Chúa như có rồng vờn lượn quanh năm.
Tác giả Nguyễn Đình Tư trong quyển Non nước Phú Yên viết: Tương truyền xưa kia, mỗi khi ở kinh đô có một vị vua chúa băng hà, thì tại núi này tự nhiên phát ra ba tiếng nổ lớn như tiếng sấm động, cho nên người ta mới gọi như thế.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Hòa Đại
- Tên một làng nay thuộc xã Cát Hiệu, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Ghế
- Độn (cho khoai, sắn, bắp... vào nồi cơm, thường là để tiết kiệm gạo).
-
- Chu
- Châu (phương ngữ).
-
- Chín châu
- Một khái niệm phân chia thiên hạ của Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng sau khi vua Vũ trị thủy (làm công tác thủy lợi chống nạn lụt Hoàng Hà) thành công, đã chia Trung Quốc ra làm chín châu (cửu châu). Có ít nhất ba cách giải thích:
- Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Ký (nay thuộc Hà Nam), Duyện (nay thuộc Sơn Đông), Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương), Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông), Dương (?), Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng tây), Dự (nay thuộc Hà Nam), Lương (?), Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).
- Theo Nhĩ nhã, chín châu gồm có: Ký, U, Duyện, Dinh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung.
- Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Ký, U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên), Tình, Duyện, Thanh, Dương, Kinh, Dự, Ung.
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Rùa đội bia
- Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Vì lẽ đó, rùa thường được tạc thành tượng đá để đội các văn bia, trên khắc tên các danh nhân văn hóa hoặc các văn bản có giá trị văn hóa - lịch sử.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dồi
- Đánh phấn cho dính vào da.
-
- Gông xiềng
- Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Véo
- Cấu, nhéo (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Tấn Tần
- Tên hai nước chư hầu thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Cách nói "kẻ Tấn người Tần" chỉ sự xa xôi, cách trở.
-
- Hán Sở
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hán Sở, hãy đóng góp cho chúng tôi.