Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường
Tìm kiếm "bóng đèn"
-
-
Xê ra khỏi bóng cho xem
Xê ra khỏi bóng cho xem
Phải duyên phải nợ dắt đêm về nhà -
Ngày đêm trông bóng trăng tàn
-
Bậu ra ngắm bóng bậu mà coi
-
Liếc mắt thấy bóng văn nhân
-
Thương chồng phải bồng con ghẻ
Thương chồng phải bồng con ghẻ
-
Cái cò bay bổng bay lơ
Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh -
Khi đi thì bóng đang dài
Khi đi thì bóng đang dài
Bây giờ bóng đã nghe ai bóng tròn -
Đêm nằm ở dưới bóng trăng
Đêm nằm ở dưới bóng trăng
Thương cha, nhớ mẹ không bằng nhớ em. -
Tưởng rằng cây cả bóng cao
Tưởng rằng cây cả bóng cao
Em ghé mình vào trú nắng đỡ mưa
Ai ngờ cây cả lá thưa
Ngày nắng rát mặt, ngày mưa ẩm đầuDị bản
Ngỡ rằng cây cả bóng cao
Thiếp ẩn mình vào tránh nắng cùng mưa
Ai ngờ cây cả lá thưa
Ẩn nắng nắng hắt, ẩn mưa mưa vào
-
Bình tích thủy đựng bông hoa lý
-
Gió đưa gió đẩy bông trang
Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rễ xanh cây hãy vềDị bản
-
Con chim xanh đứng bóng thở dài
-
Chim quyên hút mật bông quỳ
-
Muốn cho lúa nảy bông to
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kỹ phân tro cho nhiều -
Hồi nào thề thốt bóng xoài
Hồi nào thề thốt bóng xoài
Chàng nguyền thiếp nguyện có sai đâu là
Bởi vì lỗ miệng người ta
Chòm ong nhóm kiến, biểu anh mà xa em
Thế gian dạm miệng nói gièm
Nẫu nói mược nẫu đừng đem vào lòng
Ba năm giữ trọn chữ tòng
Có nực em quạt, ngọn gió lồng em che
Nào ai phóm phỉnh đừng nghe
Cú kêu mược cú ngoài hè can chi
Đừng nghe lời nói thị phi
Đừng nghe chiếc đũa phân ly đồng tiền
Anh về giữ trọn căn duyên
Mấy lời giao xin nhớ mấy lời nguyền xin ghi -
Dốc lòng chờ đợi bông sung
Dị bản
Dốc lòng đi bẻ cây sung
Bỗng sung không có tạm dùng bông sen
Tới đây lạ hết không quen
Trước chào công tử làm quen vui vầy
-
Anh đừng tham cái bông quế, bỏ phế cái bông lài
-
Giữa trời cây cả bóng cao
-
Đêm đêm ngồi dưới bóng trăng
Chú thích
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Bình tích
- Tên gọi ở một số vùng miền Trung và miền Nam của bình thủy, một đồ vật đựng nước và giữ nhiệt.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Hữu nhãn vô châu
- Có mắt không tròng.
-
- Oanh
- Tên gọi chung của một số loài chim có bộ lông đẹp và giọng hát hay. Trong văn chương cổ, chim oanh tượng trưng cho điều cao quý.
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
(Truyện Kiều)
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Quỳ
- Một loại sen, cũng gọi là sen quỳ. Nhìn theo vẻ ngoài thì sen và quỳ rất giống nhau, nhưng hoa quỳ có màu đậm hơn. Lá và gai quỳ có độc tính hơn sen, gây ngứa ngáy. Búp sen cũng có dạng bầu chứ không nhọn như búp quỳ.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gièm
- Đặt điều nói xấu.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)