Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu
Ra đi gặp vịt cũng lùa
Dị bản
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp cướp thì đánh, gặp chùa thì tuRa đi gặp vịt thì lùa
Gặp gái cũng chọc, gặp chùa cũng tu
Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp cướp thì đánh, gặp chùa thì tu
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp gái cũng chọc, gặp chùa cũng tu
Lẳng lặng mà nghe
Cái vè thằng nhác
Trời đà phó thác
Tính khí anh ta
Buổi còn mẹ cha
Theo đòi thư sự
Cho đi học chữ
“Nhiều chữ ai vay?”
Cho đi học cày
Rằng “Nghề ở đợ!”
Cho đi học thợ
Nói “Nghề ấy buồn”
Cho đi tập buôn
“Ấy nghề ngồi chợ!” …
Ai về xóm Mỹ mà coi
Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng
Đất nghèo chạy bữa ăn đong
Mà câu hát ghẹo thì không mô bằng
Lấy vợ kiêng tuổi đàn bà
Làm nhà kiêng tuổi đàn ông
Đói nghèo sinh hư
No dư sinh tử tế
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
(Hành trình trên đất phù sa - Thanh Sơn)
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.