Tìm kiếm "Giờ Sửu"

Chú thích

  1. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  2. Bán dạ
    Nửa đêm (chữ Hán).
  3. Ngày 20/8 âm lịch là giỗ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, còn ngày 3/3 âm lịch là giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh.
  4. Cần Giờ
    Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

  5. Hải đăng Cần Giờ
    Còn được người dân địa phương gọi là hải đăng Bóng Trắng, cách bờ biển Vũng Tàu chừng 13km. Ngọn hải đăng này được người Pháp xây dựng nhằm giúp tàu bè tránh khỏi các bãi cạn mà đi vào sông Sài Gòn dễ dàng. Tới đầu những năm 1990 ngọn đèn biển này bị phá bỏ, đến năm 2005 thì được xây lại bằng bêtông cốt thép vững chắc. Ngọn đèn biển đã được nhà văn Bình Nguyên Lộc chọn làm khung cảnh cho truyện ngắn Đèn Cần Giờ.

    Hải đăng Cần Giờ

    Hải đăng Cần Giờ

  6. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  7. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  8. Khôn
    Khó mà, không thể.
  9. Bán lộ trình
    Được nửa đường.
  10. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  11. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  12. Kẻng
    Cũng gọi là kiểng, một dụng cụ bằng kim loại được treo để đánh báo hiệu.

    Đánh kẻng

    Đánh kẻng

  13. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  14. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  15. Dương Đông
    Tên thị trấn huyện lị của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

    Bến cảng Dương Đông

    Bến cảng Dương Đông

  16. Táo mèo
    Còn có tên là sơn tra (sơn trà), đào gai, táo gai, một loại cây cao khoảng 6m, cành nhỏ, thường có gai, lá có răng cưa, hoa nhỏ, năm cánh màu đỏ hoặc hồng. Quả táo mèo khi chín có màu vàng ửng đỏ, vị chua dịu, hơi chát, có thể dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu.

    Táo mèo

    Táo mèo

  17. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  18. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  19. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  20. Danh vọng
    Tiếng tăm (danh) và sự trọng vọng của xã hội.
  21. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  22. "Khi vui con chị, khi buồn con em" nghĩa là muốn tất cả, cả chị lẫn em. Theo Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của, muốn tất cả là "muốn luột sạp." "Muốn luột" phát âm theo kiểu miền Trung và Nam Bộ thì đồng âm với "muống luộc."

    Rau muống luộc chấm nước mắm

    Rau muống luộc chấm nước mắm

  23. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  24. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  25. Đơm
    Đánh bắt cá bằng các dụng cụ bắt cá như đơm, đó, lờ.
  26. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  28. Bĩ cực thái lai
    Vận bĩ cùng cực thì vận thái đến. thái là tên hai quẻ trong Kinh Dịch. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc; quẻ thái tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Theo quan niệm xưa, mọi vật thường biến đổi, cái này cùng cực rồi sẽ chuyển sang cái khác, như bĩ cùng cực thì sẽ chuyển sang thái, tức là bế tắc cực độ rồi sẽ hanh thông, khốn cùng cực độ rồi sẽ thanh nhàn.

    Mới hay cơ tạo xoay vần,
    Có khi bĩ cực đến tuần thái lai.

    (Đại Nam Quốc sử diễn ca)