Bây giờ anh bắt tay nàng
Hỏi sao lá ngọc cành vàng xa nhau
Xa nhau ta mới xa nhau
Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi
Tìm kiếm "Giờ Sửu"
-
-
Bao giờ nước ráo làm mây
-
Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh
-
Đêm hè gió mát trăng thanh
-
Ào ào gió thổi về đông
-
Hiu hiu gió thổi đầu non
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy người uống rượu là con Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi
Tưởng rằng con uống con chơi
Ai dè con uống con rơi xuống sình!Dị bản
-
Se se gió mát trăng lu
-
Ðêm hè gió mát, trăng thanh
-
Mống cao gió táp, mống áp mưa rào
-
Hồi hôm giờ chuyện vãn đà lâu
-
Lạy trời gió thổi lung tung
-
Buồm ra gió lớn, buồm chao
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
-
Bình Lương gió lộng về chiều
-
Hồi hôm giờ hò hố binh linh
-
Tham buổi giỗ, lỗ buổi cày
Tham buổi giỗ
Lỗ buổi càyDị bản
Ăn bữa giỗ
Lỗ bữa cày
-
Cây cao gió vật gió vờ
Cây cao gió vật gió vờ
Chẳng bằng cây thấp gió đưa dịu dàng -
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Thương người nằm võng nắng nôi ở nhà -
Đời bây giờ võ nghệ huyên thuyên
-
Trời giông gió thổi, cỏ nổi vào bờ
Trời giông gió thổi, cỏ nổi vào bờ
Dầu ai có nói, tôi cũng thờ mình anh thôiDị bản
Trời giông cỏ nổi gió thổi tạt vô bờ
Dẫu mưa dầm gió bấc em cũng chờ mình anh.
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nhị tì
- Bãi tha ma, nơi chôn cất người chết. "Nhị tì" chính là chữ "nghĩa địa" đọc theo âm Quảng Đông.
-
- Lưa
- Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rị kì
- Dị kì, lạ kì (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Chao
- Nghiêng qua lắc lại, đứng không vững.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Bình Lương
- Tên một ấp nay thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên dòng sông Cổ Chiên.
-
- Tân Tạo
- Một con sông chảy ngang qua huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Vĩnh Long
- Chợ trung tâm tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thuộc hàng lớn nhất các tỉnh miền Tây, từ xưa đã có tiếng là tấp nập. Hiện nay chợ Vĩnh Long là đầu mối nhiều mặt hàng nông sản, nhất là trái cây.
-
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Tuy Hòa
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.
-
- Lương Văn Chánh
- Tên một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê trung hưng, có công lớn với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên. Nhân dân tôn ông làm Thành hoàng và hằng năm tổ chức cúng tế, chăm lo giữ gìn, tôn tạo khu mộ và đền thờ ông.
-
- Hời
- Biến âm từ chữ H'roi hay Hờ Roi, cách người Kinh trước đây gọi một bộ lạc người Chăm sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, sau mở rộng ra chỉ dân tộc Chăm. Do người H'roi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, nên tên gọi Hời mang ý nghĩa khinh miệt.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.