Anh ơi bớt thảm bớt sầu
Gối loan không đặng giao đầu thì thôi
Tìm kiếm "đằng đông"
-
-
Canh hãy còn khuya, đàng về thăm thẳm
-
Kiếm nơi nước vận, cát đùa
-
Qua tỉ như chùm gởi đáp nhờ
-
Nghiêng mình nằm xuống đám tranh
-
Dưới sông, sóng vận cát đùa
Dưới sông, sóng vận cát đùa
Lấy anh chẳng đặng, em vô chùa em tuDị bản
-
Yêu nhau thì nói là sang
Yêu nhau thì nói là sang
Ghét nhau tìm đủ mọi đàng mà chê -
Mình ơi! Đừng đặng cá quên nơm
-
Con cá chi không sanh không đẻ
-
Mặc ai chác lợi mua danh
-
Liều mình lội xuống ao sâu
-
Tôi đi trời nắng chang chang
Tôi đi trời nắng chang chang
Đi đến giữa đàng thì gặp anh Đô
Cho anh đi một góc ô
Cùng bạn học trò, ta phải giúp nhau
Giúp anh, tôi mất gì đâu
Anh đỡ nhức đầu, tôi chẳng quản công -
Cùng nhau biển hẹn non thề
-
Cơm ăn mỗi bữa một lưng
-
Hỡi người quần trắng dây lưng thao
-
Bao giờ em đặng lời nguyền
-
Anh phân nhiều nỗi đoạn trường
-
Biết ai đặng gửi má đào
-
Tưởng rằng khăn trắng có tang
Tưởng rằng khăn trắng có tang
Ai ngờ khăn trắng ra đàng ve trai -
Chừng nào ớt ngọt như đường
Dị bản
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đào, kép
- Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.
-
- Giải muộn
- Cởi bỏ nỗi buồn rầu, phiền muộn trong lòng.
-
- Vận
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đùa
- Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chác
- Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.