Tìm kiếm "Khương Đình"
-
-
Tiện đây ăn một miếng trầu
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là? -
Lại đây ăn một miếng trầu
Lại đây ăn một miếng trầu
Nữa mai tuyết nhuộm mái đầu hoa râm -
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào -
Tay ai như ngọc, như ngà
Tay ai như ngọc, như ngà
Ðưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng
Anh say nhan sắc của nàng
Hay say vì miếng trầu vàng, cau tươi? -
Vạt tre nhúc nhích khó nương
-
Ở quen thói, nói quen sáo
-
Con gà kia muốn đá, cực vì chân kia không cựa
-
Hỡi cô mặc áo vá vai
– Hỡi cô mặc áo vá vai
Tay ngắn tay dài đã có chồng chưa?
– Anh hỏi thì em xin thưa
Vài ba nơi hỏi nhưng chưa nhận trầu -
Miếng trầu là miếng trầu vàng
Miếng trầu là miếng trầu vàng
Xin chàng cầm lấy, kẻo oan miếng trầu -
Quen nhau cau hết nửa vườn
-
Thuyền đà tới bến mình ơi
-
Ăn trầu thì phải có vôi
Ăn trầu thì phải có vôi
Cúng rằm thì phải có xôi có chè -
Ăn trầu mà có vỏ chay
-
Chim buồn chim bay vào núi
Chim buồn chim bay vào núi
Cá buồn cá chúi xuống sông
Anh buồn uống chén rượu nồng
Em buồn em ăn một miếng trầu không giải buồn -
Tai nghe bạn cũ có đôi
Tai nghe bạn cũ có đôi
Ghé vô thăm chút, không ngồi chi lâu
Tưởng là bỏ một miếng trầu
Dứt đi thì tội, ngồi lâu thì phiền -
Miếng trầu là nghĩa tương giao
-
Thương ai em nói khi đầu
Thương ai em nói khi đầu
Để cho thầy mẹ ăn trầu một nơi -
Không ai duỗi tay thâu ngày đến sáng
-
Trẩu trẩu trầu trầu
Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Sáo
- Từ Hán Việt, có nghĩa là khuôn, mẫu. Thường dùng kèm với từ khuôn, thành khuôn sáo.
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Quạch
- Còn gọi là dây mấu, một loài dây leo mọc hoang thuộc họ đậu, thân gỗ, có hoa màu đỏ, lá có hình tương tự móng bò. Dân ta dùng vỏ cây quạch để ăn kèm với trầu hoặc làm thuốc nhuộm đen.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chay
- Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Không ai duỗi tay thâu ngày đến sáng
- Không ai có thể chắc rằng mình giữ được sự giàu có, sung túc, tốt đẹp mãi.