Tìm kiếm "giỗ đầu"

Chú thích

  1. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  2. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  3. Chữ thiên 天 (trời) "mọc đầu" tức là thành chữ phu 夫  (chồng). Ý chàng trai muốn hỏi cô gái có chồng chưa.
    Chữ liễu 了 (hiểu biết) "có ngang" nghĩa là thêm một nét ngang, trở thành chữ tử 子 (con). Ý cô gái muốn nói cô chẳng những đã có chồng mà còn có con nữa.
  4. Giả chước
    Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
  5. Đèn lưu ly
    Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.

    Đèn lưu ly

    Đèn lưu ly

  6. Tim
    Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  7. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Căn số
    Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
  9. Mần ri
    Như thế này (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Con tạo
    Từ chữ hóa nhi, một cách người xưa gọi tạo hóa với ý trách móc, cho rằng tạo hóa như đứa trẻ nghịch ngợm, hay bày ra cho người đời những chuyện oái ăm, bất thường.
  12. Tước
    Chim sẻ (từ Hán Việt).
  13. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  14. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  15. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  16. Nhàn
    Tên chung của một số loài chim biển (nhàn trắng, nhàn hồng...) thường làm tổ và đẻ trứng trên các vách đá ngoài khơi.

    Chim nhàn

    Chim nhàn

  17. Điểu ngư
    Chim và cá (chữ Hán).
  18. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  19. Thạch Sùng
    Tên một vị quan nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng là nhân vật xa hoa giàu có đương thời. Giữa ông và Vương Khải từng có cuộc thi xem nhà ai giàu có hơn. Cũng vì gia sản này mà Thạch Sùng gặp tai họa, bị triều thần chém chết năm 52 tuổi.

    Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, theo đó Thạch Sùng là một phú hộ giàu có, tự đắc rằng nhà không thiếu thứ gì. Vương Khải cược với Thạch Sùng toàn bộ gia sản, cuối cùng khi đòi đến mẻ kho thì Thạch Sùng không có, đành chịu mất hết cơ nghiệp. Ông chết hoá thành con thạch sùng, suốt ngày chắc lưỡi tiếc của.

  20. Vương Khải
    Quan Hậu tướng quân nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, em của Văn Minh hoàng hậu, nhà rất giàu có, ăn chơi xa xỉ. Ông và Thạch Sùng từng có cuộc thi xem nhà ai có nhiều của báu hơn. Ở Nam Bộ, tên ông này cũng được phát âm thành Dương Khởi.
  21. Sa cơ
    Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
  22. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  23. Thuyền mành
    Thuyền có buồm trông giống cái mành.

    Một kiểu thuyền mành ở Nghệ An xưa qua nét vẽ của JB Pietri trong sách Voilers d'Indochine (1949)

    Một kiểu thuyền mành ở Nghệ An xưa qua nét vẽ của J.B. Pietri trong sách Voilers d'Indochine (1949)

  24. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  25. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  27. Đủng đỉnh
    Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.

    Cây đủng đỉnh

    Cây đủng đỉnh

  28. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).
  29. Hiền thê
    Vợ hiền (từ Hán Việt).
  30. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  31. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  32. Lê Lai
    Một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ông người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa. Theo sách Đại Việt thông sử, cuối tháng 4 năm 1418, khi nghĩa quân bị giặc Minh vây hãm, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã liều mình khoác hoàng bào, giả làm Lê Lợi, dẫn một nhóm quân nhỏ ra khiêu chiến, hô to "Ta là chúa Lam Sơn đây!" Quân Minh tưởng thật, xúm lại đánh kịch liệt, bắt được và đem ông hành hình. Nhờ đó mà Lê Lợi cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
  33. Lê Thái Tổ
    Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.

    Tượng đài Lê Lợi

    Tượng đài Lê Lợi

  34. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, Lê Lợi dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Lê Lợi mất vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, vì vậy giỗ của Lê Lai là ngày 21.
  35. Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu
    Tương truyền khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, có một người đàn bà chuyên gánh dầu tiếp tế để nghĩa quân đêm đêm thắp đèn làm hiệu cho nghĩa sĩ từ các nơi đổ về. Giặc Minh dò la biết được, bắt bà tra khảo nhưng bà không hề khai nửa lời, cuối cùng bị giết hại. Về sau, Lê Lợi định ngày giỗ "mụ hàng dầu" sau ngày giỗ của mình một ngày để tỏ lòng nhớ ơn.
  36. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  37. Thuấn, Nghiêu
    Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
  38. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  39. Người yêu hoặc tình yêu mới.
  40. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  41. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  42. Dị sự
    Chuyện lạ thường (từ Hán Việt).
  43. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  44. Loan phụng hòa minh
    Chim loan, chim phượng cùng hót. Chỉ vợ chồng hòa thuận, thương yêu nhau.
  45. Thung dung
    Thong dong.
  46. Thôn lân
    Làng xóm láng giềng (từ Hán Việt).
  47. Lao lung
    Khổ cực (từ cổ).
  48. Thất phát
    Cũng như thất bát – mất mùa.
  49. Nàn
    Nạn (từ cũ).
  50. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  51. Túng tíu
    Túng thiếu (từ cũ).
  52. Thét
    Chịu đựng lâu thành quen (phương ngữ).
  53. Kế tự
    Nối dõi (từ Hán Việt).
  54. Trương Nghi
    (? - 309 TCN) Một biện sĩ nổi tiếng thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông người nước Ngụy, sau khi học du thuyết với thầy Quỷ Cốc Tử thì đi chu du thiên hạ. Khi ở Sở, có lần vì bị nghi lấy trộm ngọc nên ông bị đánh đập tra khảo. Vợ ông trách ông vì du thuyết mà mang vạ. Ông hỏi vợ "Lưỡi ta còn không?" Vợ trả lời "Còn." Ông cười mà rằng "Vậy là tốt rồi." Sau ông đề xướng chính sách Liên hoành, chống lại việc Hợp tung của Tô Tần và Công Tôn Diễn, làm nên nghiệp lớn.
  55. Tô Tần
    (? – 285 TCN) Tự là Quý Tử, cũng gọi là Tô Tử, một nhà du thuyết nổi danh thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông chủ trương Hợp tung (sáu nước liên kết chống Tần) thành công, và được phong là Lục quốc Tể tướng (tể tướng sáu nước). Sau ông bị đâm chết ở Tề.
  56. Tái thế
    Sống lại (từ Hán Việt).