Tìm kiếm "chân tay"
-
-
Anh em như chân như tay
Anh em như chân như tay
Vợ chồng như áo, cởi ngay tức thì -
Anh em như thể tay chân
Anh em như thể tay chân
-
Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
-
Sáng mai ăn một bụng cơm no
Sáng mai ăn một bụng cơm no
Xách cái rổ đi chợ bến đò
Mua chín cái trách, xách chín cái lò
Đem về:
Cái kho canh ngò
Cái kho canh cải
Cái nấu nải chuối xanh
Cái nấu canh rau má
Cái nấu cá chim chim
Cái kho rim thịt vịt
Cái kho thịt con gà
Cái kho cà, đu đủ
Cái kho củ môn tây
Trời chiều bóng xế trăng xây
Ham chơi lê lựu, bỏ chín cái trách này quên nêmDị bản
Tay em cầm mớ trách đặt quách lên lò
Một cái kho ngò
Hai cái kho cải
Ba cái kho nải chuối xanh
Bốn cái nấu canh rau má
Năm cái kho cá chim chim
Sáu cái kho rim trứng vịt
Bảy cái làm thịt con gà
Tám cái kho cà, thù đủ
Chín cái kho củ môn tây
Em theo anh cho đến đoạn này
Tay chân đà bải hoải, chín cái trách này quên nêm .
-
Đầu già nhưng đít chẳng già
-
Cầu cao ván yếu gập ghình
-
Mưa trôi trên núi mưa về
-
Ngất nga ngất ngưởng tựa cần câu
-
Vè con gái hư thân
Ve vẻ vè ve
Nghe vè con gái
Tay chân mềm mại
Khác thể bông hoa
Chờ mẹ đi ra
Cắp tiền thu giấu
Muốn ăn khoai nấu
Ngồi xếp bè he
Miệng bằng cái ghè
Lưng bằng cái thúng
Ăn chùng ăn vụng
Đã sướng bụng chưa … -
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ta đây được ngọc rụng rời tay chân -
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Tưởng là thiên hạ nói chơi
Hay đâu nói thiệt rụng rời tay chân
Hỏi mây, hỏi gió, hỏi trăng
Hai hàng nước mắt rần rần tuôn ra. -
Chăm chăm chỉ biết véo người
-
Ai đem em tới giữa đồng
Ai đem em tới giữa đồng,
Chân bùn tay lấm mà lòng anh say? -
Tắt đèn chẳng thấy lối đi
-
Anh em nào phải người xa
-
Trèo lên chót vót ngọn gòn
-
Người ta bắt cáy đầy oi
-
Con nhà ai nho nhỏ mà to gan
Con nhà ai nho nhỏ mà to gan
Thấy người ta đi lính mộ cũng xuống Hàn kí tên
Về nhà con khóc vợ rên
Hương trên xã dưới bốn bên xì xèo
Vịn vai chàng nước mắt chảy xuôi
Ai làm nên nỗi đôi đứa tui thế này
Bước chân xuống bến tàu Tây
Chân tròi góc bể biết rày còn gặp không
Dậm chân đấm ngực kêu trời
Vợ chồng gần gũi chưa mấy năm trời lại xa
Xứ người đất lạ xông pha
Cái đời lính mộ khổ là biết bao -
Vè thằng nhác
Lẳng lặng mà nghe
Cái vè thằng nhác
Trời đà phó thác
Tính khí anh ta
Buổi còn mẹ cha
Theo đòi thư sự
Cho đi học chữ
“Nhiều chữ ai vay?”
Cho đi học cày
Rằng “Nghề ở đợ!”
Cho đi học thợ
Nói “Nghề ấy buồn”
Cho đi tập buôn
“Ấy nghề ngồi chợ!” …
Chú thích
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bá niên
- Trăm năm (từ Hán Việt).
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Cá chim
- Một loài cá biển, mình dẹp và cao, mồm nhọn, vẩy nhỏ, vây kín.
-
- Môn tây
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Môn tây, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thù đủ
- Đu đủ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Gập ghình
- Gập ghềnh (phương ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
-
- Khác thể
- Chẳng khác nào, giống như.
-
- Xếp bè he
- Ngồi bệt và bó gối.
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Véo
- Cấu, nhéo (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Rau ngổ
- Còn gọi là rau om, ngò (mò) om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, là loài cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng, mép lá có răng cưa thưa. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm rau gia vị.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
-
- Gòn
- Còn gọi là cây bông gòn, một loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, cho quả hình thoi chứa nhiều sợi bông. Khi quả chín khô và nứt ra, từng túm bông sẽ phát tán theo gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây nhân giống. Bông trong quả gòn được dùng để nhồi nệm, gối và làm bấc đèn.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Oi
- Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Ròi
- Ruồi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rụ
- Rũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Hương
- Tên gọi chung của một số chức tước ở cấp xã dưới thời Nguyễn, ví dụ hương chánh làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái, hương quản chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu, hương thân làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục...
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Thư sự
- Chuyện sách vở, học hành (chữ Hán).