Mặc cho ong bướm rộn ràng
Em đây vẫn giữ lòng vàng với anh
Tìm kiếm "bú mớm"
-
-
Vườn xuân hoa nở đầy giàn
Vườn xuân hoa nở đầy giàn
Ngăn con bướm lại kẻo tàn nhị hoa -
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Khen ai uốn lưỡi cho ranh nói càn
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong vàng
Khen ai uốn lưỡi cho nàng nói chua -
Bông còn thơm con bướm còn đậu, còn theo
-
Chiều chiều bắt bướm đang bay
-
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Ong kia nhớ bướm thăm nhau kẻo buồn -
Chơi cho trứng chọi đá tan
-
Thương thay chút nỗi anh kheo
-
Hoa thơm thơm nức cả rừng
Hoa thơm thơm nức cả rừng
Ong chưa dám đậu, bướm đừng xôn xao -
Vườn có chủ giữ gìn cây cỏ chạ
-
Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Mặc tình ong bướm chàng màng một bên -
Bấy lâu ni huê héo rầu rầu
-
Bần thần không biết thương ai
-
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bông kia nở sớm ong châm hết rồi -
Lý kéo chài
Gió lên rồi căng buồm cho sướng
Gác chèo lên ta nướng khô khoai
Nhậu cho tiêu hết mấy chai
Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèoVideo
-
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị lại bồng con emDị bản
Bươm bướm mà đậu cành bông
Đã dê con chị lại bồng con em
-
Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Ong, ve chưa dám đậu, lũ bướm đừng lau chau -
Bướm bay hoài, không đậu vườn hoa
-
Bạn về giữ trọn niềm hoa
Bạn về giữ trọn niềm hoa
Đừng cho ong bướm vô ra nhộn nhàng -
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Chú thích
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Hải hồ
- Biển và hồ, chỉ chí khí rộng lớn người con trai trong xã hội phong kiến.
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Cà kheo
- Hai thanh cao bằng tre, gỗ, hoặc các nguyên liệu khác, trên có bàn đạp để có thể đứng lên đi thay chân. Cà kheo có nguồn gốc là dụng cụ mưu sinh đối với ngư dân miền biển, giúp họ lội xuống biển đánh bắt, và cũng là phương tiện đi lại của những người ở vùng mưa lũ. Trên thế giới và ở nước ta, đi cà kheo hiện nay còn được dùng để biểu diễn như làm xiếc, múa rồng, đấu võ, v.v.
-
- Chạ
- Hỗn tạp, chung lộn.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khô khoai
- Khô cá khoai. Cá khoai, có nơi gọi là cá cháo, là một loại cá có nhiều ở các vùng biển Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, và nhất là Cà Mau. Cá dùng để nấu canh, nấu lẩu, hoặc làm cá khô.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Thả lời bướm ong
- Tán tỉnh, chọc ghẹo.