Đêm nằm chép miệng thở than
Thiếp ơi có nhớ nghĩa chàng hay không?
Dang tay rớt chén rượu nồng
Vái cùng Nguyệt lão tơ hồng xe dây
Xin cho đó hiệp cùng đây
Đừng cho gió tạt mưa bay điều gì
Mỗi ngày mỗi thảm sầu bi
Lê mê thấy cảnh, li bì thấy duyên
Ta đây vốn thật Vân Tiên
Đó phải Nguyệt Nga cất tiếng, ta khuyên vài lời
Xưa rày mỗi đứa mỗi nơi
Đám đông như hội đến chơi cũng buồn
Tìm kiếm "Vân Tiên"
-
-
Nào ai bị rớt xuống sông
Nào ai bị rớt xuống sông?
Nào ai thất lạc vườn hồng năm canh?
Nào ai phá ngục khai thành?
Nào ai bị trói năm canh bão bùng?
Nào ai giữ trọn hiếu trung?
Trai nam nhi đáp được gái nữ hồng kết duyên.
– Vân Tiên bị rớt dưới sông
Nguyệt Nga thất lạc vườn hồng năm canh
Hớn Minh phá ngục khai thành
Tiểu đồng bị trói năm canh bão bùng
Tử Trực giữ trọn hiếu trung
Trai nam nhi đây đối được gái nữ hồng tính sao? -
Nữ nhi là phận tam tùng
Nữ nhi là phận tam tùng
Tới đây em hỏi góp anh hùng:
Ai mà đem lửa đốt cung nhà Tần?
Ai mà ôm khảy đờn thần?
Ai làm rung chuyển hồng trần một khi?
Ai mà ngắt ngọn rau vi?
Ai mà tưởng Phật ngồi thì bồng lai?
Ai mà sanh đặng tám trai?
Lại thêm hai gái sắc tài in nhau?
Ai mà mắt sáng như thau?
Ai mà bắt gả con đào về Phiên?
Ai mà hãm hại Vân Tiên?
Ai mà nhảy xuống huỳnh tuyền uổng oan?
Phận gái em hỏi tràn lan
Như nam nhi anh đối đặng
Thời nữ em nguyền ôm gói theo anh! … -
Tình cờ ta lại gặp ta
Dị bản
Tình cờ ta gặp lại ta
Vân Tiên mới gặp Nguyệt Nga một lần
-
Nói đãi buôi cho xuôi lòng bạn
Dị bản
Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Con sông giang hà chỗ cạn chỗ sâuNói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Thiếu chi người bạc vạn tiền mua
-
Má hồng mình cũng như ta
-
Bây giờ em gặp chàng đây
Bây giờ em gặp chàng đây
Chàng cho em mượn chiếc khăn này làm ghi
Yêu em còn tiếc làm gì
Có cho em mượn, chàng thì đưa đây
Hay là sợ mẹ, sợ thầy
Xin chàng phải nói nước mây em tường
Ví dù chàng có lòng thương
Khăn này sánh với xuyến vàng Nguyệt Nga
Giữa đường gặp gỡ đôi ta
Cùng nhau kết tóc xe tơ vẹn tròn
Mỗi người một nước một non
Vàng kia không tiếc, lại còn tiếc khăn! -
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Công anh dan díu với nàng đã lâu.
Bây giờ nàng lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau ngàn vàng.
Trăm cau để thết họ hàng,
Ngàn vàng anh đốt giải oan lời thề.Dị bản
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu.
Bây giờ cô lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau, nghìn vàng.
Năm trăm anh đốt cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Xưa kia nói nói, thề thề,
Bây giờ bẻ khóa, trao chìa cho ai?
Bây giờ nàng đã nghe ai?
Gặp anh ghé nón, chạm vai chẳng chào?
-
Dù hư tiếng vẫn thơm hoài
-
Tàu vào dân chúng mừng thầm
-
Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ
-
Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
-
Có tiền chán vạn người hầu
-
Bông chi thơm bằng bông hoa lý
-
Thơ thằng Lía
Ngàn năm dưới bóng thái dương,
Biết bao là sự lạ thường đáng ghi,
Noi nghề hàng mặc bấy nay,
Một pho dị sự vắn dài chép ra.
Trước là giải muộn ngâm nga,
Sau nêu gương nọ đặng mà soi chung.
Xưa kia có một phú ông,
Vợ chồng chuyên một nghề nông nuôi mình,
Bấy lâu loan phụng hòa minh,
Xóm làng kiêng nể tánh tình thiện lương.
Tuy là sành sỏi ruộng nương,
Ông bà xấu số gặp đường chẳng may,
Thuở trước cũng chẳng thua ai,
Tiền dư bạc sẵn tháng ngày thung dung,
Ruộng vườn khai khẩn khắp cùng,
Thôn lân đều thảy có lòng bợ nâng.
Đến nay nhằm buổi lao lung,
Ruộng nương thất phát vô cùng thảm thương,
Tháng ngày khổ hại trăm đường,
Bảy năm chịu sự tai ương nguy nàn,
Bấm gan cam chịu gian nan,
Vợ chồng đau đớn đoạn tràng thiết tha.
Lần hồi ngày lụn tháng qua,
Nghèo nàn túng tíu gẫm đà thói quen,
Thét rồi cũng chẳng than phiền,
Cắn răng mà chịu đảo điên qua hồi.
Lão mụ tuổi đã lớn rồi,
Vợ bốn mươi chẵn chồng thời bốn ba,
Đêm ngày lo tính gần xa,
Chẳng con kế tự thật là đáng lo,
Choanh ngoảnh chồng vợ đơn cô,
Tuổi già sức yếu biết nhờ cậy ai? … -
Mình vàng vận áo mã tiên
-
Còn tiền chán vạn người mời
Còn tiền chán vạn người mời
Hết tiền anh đứng trông trời thở than -
Chim bay về xứ An Tân
-
Ga Trảo Nha gáy tiếng hay trự, chó Văn Cử sủa tiếng hư ăn
-
Nhất cao là núi Tản Viên
Dị bản
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất thanh, nhất lịch là tiên trên đờiNhất cao là núi Tản Viên
Bình yên vạn sự là tiên trên đời
Chú thích
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sau khi bị mù, Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Xem chú thích Trịnh Hâm.
-
- Hớn Minh
- Một nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Hớn Minh là một người trung nghĩa, trên đường đi thi gặp con quan huyện là Đặng Sinh đang hà hiếp dân lành, liền nổi giận, bẻ gãy giò hắn rồi ra đầu thú:
Đi vừa tới huyện Loan-minh,
Gặp con quan huyện Đặng Sinh là chàng.
Giàu sang ỷ thế nghinh ngang,
Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghì
Tôi bèn nổi giận một khi,
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.
Mình làm nỡ để ai lo,
Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng.Hớn Minh vượt ngục, gặp gỡ và kết bạn với Lục Vân Tiên, rồi về sau cùng Vân Tiên cầm quân diệt giặc Phiên.
-
- Tiểu đồng
- Người đầy tớ trung thành đi theo hầu Lục Vân Tiên khi chàng lên kinh ứng thí. Khi Vân Tiên bị mù, Trịnh Hâm muốn hãm hại nên lừa tiểu đồng, nói là vào rừng kiếm thuốc, kì thực y trói tiểu đồng vào gốc cây cho cọp ăn thịt. Nhưng đến đêm khuya, tiểu đồng được thần núi hiện ra cởi trói cho.
Tiểu đồng bị trói khôn về,
Kêu la chẳng thấu bốn bề rừng hoang:
"Phận mình đã mắc tai nàn,
"Cảm thương họ Lục suối vàng bơ vơ.
"Xiết bao những nỗi dật dờ,
"Đà giang nào biết, bụi bờ nào hay.
"Vân Tiên hồn có linh rày,
"Đem tôi theo với đỡ tay chưn cùng!"
Vái rồi luỵ nhỏ ròng ròng,
Đêm khuya ngồi dựa cội tòng ngủ quên.
Sơn quân ghé lại một bên,
Cắn dây mở trói cõng lên ra đàng.
-
- Vương Tử Trực
- Tên một nhân vật trong truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. Tử Trực gặp gỡ Vân Tiên tại nhà Võ công, hai người kết nghĩa anh em và cùng lên kinh đi thi. Tử Trực là người trượng nghĩa, khảng khái, khi Võ công ngỏ ý muốn gả người con gái (trước đó đã hứa gả cho Vân Tiên) cho mình, chàng đã nổi giận mắng Võ công.
Trực rằng: "Ai Lữ Phụng Tiên?
Hòng toan đem thói Ðiêu Thuyền trêu ngươi.
Mồ chồng ngọn cỏ còn tươi,
Lòng nào mà lỡ buông lời nguyệt hoa?
Hổ han vậy cũng người ta,
So loài cầm thú vậy mà khác chi?
Vân Tiên! Anh hỡi cố tri
Suối vàng có biết sự ni chăng là?"
Tay lau nước mắt trở ra,
Về nhà sắm sửa tìm qua Ðông Thành.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Tần
- Tên triều đại kế tục nhà Chu và được thay thế bởi nhà Hán, kéo dài từ năm 221 đến 206 trước Công nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần, đứng đầu là Tần Thủy Hoàng Đế, có công rất lớn trong việc thống nhất Trung Quốc, đặt nền móng cho nhiều mặt văn hóa - lịch sử của Trung Quốc, nhưng cũng gây bất bình mạnh mẽ trong nhân dân vì cách cai trị hà khắc. Vì vậy, chỉ 4 năm sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần đã bị các cuộc khởi nghĩa nông dân làm suy yếu, và cuối cùng mất vào tay Hạng Vũ, kéo theo đó là cuộc Hán Sở tranh hùng kéo dài 5 năm với kết quả là sự thành lập nhà Hán của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
-
- Hồng trần
- Bụi hồng (từ cũ, văn chương). Tự điển Thiều Chửu giảng: Sắc hồng là mầu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng. Chốn bụi hồng là chỉ các nơi đô hội.
Đùng đùng gió giật mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
(Truyện Kiều)
-
- Núi Bồng Lai
- Một vùng cảnh đẹp thần tiên trong thần thoại Trung Quốc. Truyền thuyết này du nhập vào Nhật Bản và trở thành truyền thuyết về Hōrai. Theo đó, có thuyết cho rằng núi Bồng Lai chính là núi Phú Sĩ. Bồng Lai cũng là tên một thị xã ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng chưa có chứng cứ xác thực liệu đây có phải là nơi mà thần thoại miêu tả hay không. Cụm từ "bồng lai tiên cảnh" nay được dùng phổ biến để chỉ những nơi cảnh đẹp như chốn thần tiên.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Con đào
- Cách người Nam Bộ trước đây gọi người con gái.
-
- Thổ Phồn
- Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đền Sòng Sơn
- Gọi tắt là đền Sòng, một ngôi đền xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống, Thanh Hoá, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người Việt. Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26 tháng 2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội, đó là ngày Thánh Mẫu hạ giới. Vào ngày 15 tháng 3 hàng năm tại đền lại diễn ra lễ hội tưởng nhớ bà Chúa Liễu Hạnh, có nhiều du khách thập phương tham dự.
-
- Đãi bôi
- (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Bùi Kiệm
- Tên một nhân vật phản diện trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Y và Trịnh Hâm là bạn đồng hành của Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực và Hớn Minh khi lên kinh ứng thí, nhưng rất ghen ghét và đố kị tài năng của Lục Vân Tiên. Sau này, Trịnh Hâm lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, còn Bùi Kiệm thì ép Kiều Nguyệt Nga phải lấy mình. Về cuối truyện, Lục Vân Tiên thành trạng nguyên, Hớn Minh đòi giết Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, nhưng Vân Tiên truyền thả, đuổi về quê.
Trịnh Hâm khỏi giết rất vui,
Vội vàng cúi lạy chân lui ra về.
Còn người Bùi Kiệm máu dê,
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu.
-
- Làm ghi
- Làm tin, làm dấu, làm quy ước.
Rằng: "Trăm năm cũng từ đây,
"Của tin gọi một chút này làm ghi."
(Truyện Kiều)
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Xuyến
- Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
-
- Đồng tiền Vạn Lịch
- Một loại tiền đúc thời Vạn Lịch nhà Minh. Vạn Lịch là niên hiệu duy nhất của vua Minh Thần Tông, trị vì Trung Quốc từ năm 1572 đến năm 1620.
-
- Cảng Hải Phòng
- Được xây dựng từ năm 1874, một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn nhất miền Bắc và lớn thứ hai cả nước (sau cảng Sài Gòn), là cửa ngõ quốc tế nằm tại hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Khu cảng chính trên sông Cấm còn gọi là bến Hoàng Diệu, trước gọi là bến Sáu Kho.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Muôn
- Mười nghìn (từ cũ), đồng nghĩa với vạn.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên niên vạn đại
- Ngàn năm, vạn đời. Chỉ sự tồn tại lâu bền, vĩnh cửu.
-
- Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
- Chỉ việc làm nhà, hiểu rộng ra thì có ý nghĩa tương tự câu "Tiền nào của nấy."
-
- Chán vạn
- Rất nhiều, kể không hết.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phù vân
- Đám mây nổi rồi tan ngay, chỉ sự có rồi lại mất đi, không lâu bền.
-
- Dị sự
- Chuyện lạ thường (từ Hán Việt).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Loan phụng hòa minh
- Chim loan, chim phượng cùng hót. Chỉ vợ chồng hòa thuận, thương yêu nhau.
-
- Thung dung
- Thong dong.
-
- Thôn lân
- Làng xóm láng giềng (từ Hán Việt).
-
- Lao lung
- Khổ cực (từ cổ).
-
- Thất phát
- Cũng như thất bát – mất mùa.
-
- Nàn
- Nạn (từ cũ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Túng tíu
- Túng thiếu (từ cũ).
-
- Thét
- Chịu đựng lâu thành quen (phương ngữ).
-
- Kế tự
- Nối dõi (từ Hán Việt).
-
- Áo mã tiên
- Loại áo do nữ công nhã nhạc triều Nguyễn mặc khi chơi nhạc.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- An Tân
- Một địa danh xưa, tục gọi Bến Ván, nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
-
- Ga
- Gà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trự
- Chữ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Vũng Thủy Tiên, cửa Vường
- Ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng, nay gọi là ngã ba Phương Trà.