Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Mưa bên Quát lấy quạt mà che
-
Kẻ Cài reo Kẻ Treo khóc
-
Giàu có là đất Phúc Dương
-
Thứ nhất hương án Xa Lang
Dị bản
Gác chuông Kẻ Thượng,
Hương án Xa Lang,
Tam quan Tự Đồng
-
Khi mô rú Quyết có mây
-
Bà rú Lông đi ông rú Trà
-
Xới cơm thì xới lòng ta
-
Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
-
Chầu rày hết mía hạ che
-
Của làm ăn no, của cho ăn thêm
-
Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
-
Ai đi, ai nhớ xôn xao
-
Hai bên tranh lấy quả cầu
-
Con ơi con ngủ cho lành
-
Đà Nẵng tàu lớn vào ra
-
Thợ rèn không dao ăn trầu
-
Đông tay núi lăn, đông ăn núi lở
Đông tay núi lăn
Đông ăn núi lở. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vè chửi ăn cắp
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!Dị bản
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
là cú là cáo
là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
-
Ăn như hùm đổ đó
Chú thích
-
- Truông Nu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Truông Nu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Xuân Trì
- Tên Nôm là kẻ E, một làng nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Kiệt Thạch
- Tên Nôm là kẻ Cài, một làng nằm dưới chân núi Cài, nay thuộc địa phận xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Độ Liêu
- Tên Nôm là kẻ Treo, một làng nay là phường đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Bùi Cầm Hổ, một vị quan thời Lê sơ. Tên "kẻ Treo" cũng bắt nguồn từ công trình dẫn nước trên núi về đồng ruộng của Bùi Cầm Hổ.
-
- Phố Dương
- Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Xa Lang
- Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
-
- Chùa Thượng
- Tên chữ là Phù An Tự, một ngôi chùa 300 tuổi nay tọa lạc tại địa phận thôn Bến Hầu, xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Đền Cả Du Đồng
- Cũng gọi là đền Cả Tổng Du Đồng hoặc Tự Đồng, thuộc địa phận thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trước đây thuộc thôn Vĩnh, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ. Đền thờ ông Bùi Thúc Ngật, có công khai phá chiêu dân lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng thời nhà Lê.
-
- Dũng Quyết
- Cũng gọi là rú (núi) Quyết, một ngọn núi nằm trong quần thể Lâm viên Núi Quyết thuộc địa bàn phường Trung Đô, thành phố Vinh, Nghệ An. Từ xưa núi đã được đánh giá là có thế Long, Ly, Quy, Phượng, được vua Quang Trung chọn là nơi đóng đô, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô.
-
- Cửa Lò
- Một địa danh ven biển nay là thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và là một địa điểm du lịch nổi tiếng.
-
- Bà rú Lông đi ông rú Trà
- Về mùa gió Lào, gió thường đổi chiều từ rú Lông gây nên những cơn lốc nhỏ thổi xuống rú Trà (đều thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), gây hại cho nhà cửa, mùa màng. Người dân gọi hiện tượng này là bà thần rú Lông đi thăm ông thần rú Trà.
-
- Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người
- Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.
Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.
Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.
-
- Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
- "Trâu đỏ" tức chiếc máy cày (thường được sơn đỏ). Thời lao động hợp tác xã, nhiều kẻ lái máy cày hay vòi vĩnh ăn hối lộ.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Che
- Dụng cụ để ép mía lấy nước đường nấu thành đường tán tại các lò mía đường. Trước đây che mía được người hoặc trâu kéo, sau này thì có nơi dùng máy móc. Theo tác giả Hoàng Sơn: “Ông che” là hai súc gỗ lớn hình trụ tròn, bên giữa mỗi súc gỗ là trục quay được cố định một đầu để có thể tự đứng thẳng. Hai súc gỗ này được người ta đẽo rãnh răng cưa và khớp nhau như bánh nhông. Trên đỉnh một “ông che” được gắn một đoạn tre để nối ra ngoài. Đoạn tre này khi được buộc vào lưng trâu sẽ đóng vai trò như một thanh truyền lực. Chỉ cần đánh trâu đi vòng tròn, cả hai “ông che” sẽ quay đều và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì lọt vào rãnh răng đó. Do vậy, ngày xưa người trực tiếp cho mía vào “máy” phải là người có kinh nghiệm nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Bà Lệ tiếp lời: “Đến mùa làm đường, “ông che” được dựng ngay giữa bãi mía, bên trong một căn chòi gọi là chòi đạp. Khi cho mía vào “ông che”, nước mía sẽ chảy xuống một cái thùng đặt bên dưới sau đó được chuyển sang bếp nấu với những chiếc chảo gang đã nóng. Trung bình mỗi bận, nấu được khoảng 60 lít mật.”
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Bài ca dao được cho là nói về làng Bảo An, xưa là một làng nghề nổi tiếng với nghề làm đường.
-
- Của làm ăn no, của cho ăn thêm
- Chỉ có của cải tự mình làm ra mới ăn tiêu được thỏa thuê.
-
- Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
- Trong buôn bán làm ăn, không được lãi cũng phải cố giữ cho được hoà vốn.
-
- Cù lao An Bình
- Một cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao gồm 4 xã là An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú.
-
- Quốc thái dân an
- Đất nước thái bình, dân chúng an vui (thành ngữ Hán Việt).
-
- Có hai cách giải nghĩa cho câu này:
1. Theo báo Nam Phong số 179 (12/1932): Tục thờ thần ở là Diêu-lương thuộc phủ Lâm-thao, cứ đến mồng 4 tháng giêng, rước thần ra nơi đàn ngoài đồng, để một quả cầu ở trước đàn, người già người trẻ đứng hai bên, rồi một ông già vào trong đàn la to lên rằng: Hai bên lại mà tranh lấy, bên nào được đem về bên ấy, tục gọi là "hội tranh quả cầu."
2. Nhắc đến trò vật cù, tương truyền xưa kia tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng để rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ. Quả cù làm từ củ chuối hột, hình tròn, đường kính khoảng 30cm. Trọng tài cầm quả cù đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào rổ của đối phương, bên nào cho vào rổ của bên kia nhiều hơn là thắng cuộc.
-
- Mai Hắc Đế
- Sinh vào cuối thế kỷ 7 ở Mai Phụ, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào năm 722. Đa số các tài liệu ghi rằng tên thật của ông là Mai Thúc Loan, một số khác lại cho ông tên thật là Mai Phượng, tên tự là Mai Thúc Loan. Năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (tên vùng Nam Đàn, Nghệ An lúc bấy giờ) chống lại nhà Đường, đến tháng 4 thì xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, xây dựng kinh đô Vạn An tại vùng Sa Nam, giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Năm 723, nhà Đường cho lực lượng lớn kéo sang đàn áp, Vạn An thất thủ. Có thuyết nói ông bị chém khi giáp trận với giặc, thuyết khác cho ông bị sát hại sau khi quân Đường chiếm được Vạn An, có thuyết lại nói trong khi rút quân, ông bị rắn độc cắn mà chết.
Về tên hiệu của ông, một số sử sách chép rằng đó là do ông có làn da ngăm đen. Theo Việt điện u linh tập, theo thuyết Ngũ hành, Dịch lý thì màu đen tượng trưng cho nước, mà Mai Thúc Loan vốn xuất thân ở gia đình nấu muối vùng ven biển nên có thể ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.
-
- Thành Vạn An
- Một ngôi thành cổ, nay vẫn còn dấu tích nằm trên núi Đụn thuộc thị trấn Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 722, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, đã xây dựng thành Vạn An làm đại bản doanh. Từ đây ông đã chỉ huy nghĩa quân đánh tan quân nhà Đường ở Hoan Châu rồi tiến quân ra Bắc đánh chiếm thành Tống Bình giải phóng đất nước.
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Thợ rèn không dao ăn trầu
- Lo phần người mà quên mất phần mình.
-
- Tọng
- Nhồi nhét vào.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Ăn như hùm đổ đó
- Về câu thành ngữ này, trong cuốn Các con vật trên rừng dưới biển, nhà văn Đoàn Giỏi giải thích như sau: "Những khi chẳng bắt được mồi, bị cơn đói thúc bách, mà gặp chiếc đó của người đặt bắt tôm, tép ở các bờ suối, bờ sông thì hổ cũng không bao giờ từ chối. Nó lẹ làng dùng hai chân trước bưng lên, ngửa cổ há họng, đổ cả chiếc đó đầy tôm, tép vào miệng và liếm mép cái xong, chuồn ngay."