Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai.
Tìm kiếm "ăn chơi"
-
-
Ai bảo thương mà anh không nói
-
Ăn chắc mặc bền
Ăn chắc mặc bền
-
Vàng thời thử lửa, thử than
-
Sáng trăng sáng cả đêm rằm
Sáng trăng sáng cả đêm rằm
Nửa đêm về sáng trăng nằm ngọn cây
Nhớ ngày mồng một ăn chay
Cộng thêm mười bốn trọn ngày mười lăm -
Mang bầu tới quán rượu dâu
-
Đói chớ ăn thóc giống, túng chớ bán lợn mẹ
Đói chớ ăn thóc giống
Túng chớ bán lợn mẹ -
Ai ơi xin chớ nặng lời
-
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Búa rìu sấm sét, chẳng sai ân tình -
Ăn chung, mủng riêng
Dị bản
Ăn chung, mùng riêng
-
Ăn cho ngái, đái cho xa
-
Tri ngã giả dị ngã diệc
-
Ăn xó mó niêu
-
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?Dị bản
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
-
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
-
Một lần cho tởn đến già
-
Ai đến cưới, một trăm mới cho vào
Ai đến cưới, một trăm mới cho vào
Chín chục, đứng hàng rào ngó vô. -
Nghe tin anh nói nhọc nhằn
-
Làm trai cho đáng nên trai
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào -
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ra đường thắt dải lụa điều bảnh bao
Chú thích
-
- Huyền
- Một loại đá màu đen nhánh, dùng làm đồ trang sức. Cũng chỉ màu đen nhánh như hạt huyền.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Say hoa đắm nguyệt
- Nghĩa đen là say đắm hoa và trăng. Nghĩa bóng là say mê chuyện yêu đương trai gái.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Mủng
- Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ăn chung, mủng riêng
- Ăn thì ăn chung, nhưng vốn liếng thì mỗi người lại để dành riêng.
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn cho ngái, đái cho xa
- Trong mọi việc phải biết tỉnh táo tính toán, trù bị cẩn thận.
-
- Câu này có lẽ là từ Kinh Thi: Tri ngã giải, vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả, vị ngã hà cầu (Người hiểu ta thì nói lòng ta ưu sầu, người không hiểu ta, thì nói ta đang tìm kiếm gì đó).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ăn xó mó niêu
- Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Tởn
- Sợ (khẩu ngữ).
-
- Hà ăn chân
- Còn gọi là nước ăn chân, một loại bệnh do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân, gây đau rát hoặc ngứa ngáy rất khó chịu.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...