Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê.
Tìm kiếm "trời biển"
-
-
Tội trời đã có người mang
Tội trời đã có người mang
Ước gì ta lấy được chàng chàng ơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Thiếp chàng muốn lấy thiếp tôi bên này
Thiếp tôi bên này trong then ngoài khóa
Thiếp chàng bên ấy có thỏa hay không
Trách đường dây thép không thông
Gửi thư thư biệt gửi lời lời bay
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Ngậm thư mang tới tận tay cho chàng
Chẳng may chim nhạn lạc đàn
Chim trời bay mất để chàng nhớ mong. -
Lạy trời lạy phật lạy vua
Lạy trời lạy phật lạy vua
Cho tôi sức khỏe tôi xua con ruồi. -
Còn trời còn nước còn tình
-
Trên trời có một ông sao
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trên trời có ông sao rua
-
Trách trời sao vội mưa giông
Trách trời sao vội mưa giông,
Trách em sao vội lấy chồng bỏ anh. -
Tối trời bắt xẩm trông sao
Tối trời bắt xẩm trông sao
Xẩm thề xẩm thấy ông nào, xẩm đui! -
Trên trời có đám mây xanh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Hà Nội Nam Định dọn đàng đưa dâu
Tỉnh Thanh cung đốn trầu cau
Nghệ An thời phải thui trâu mổ bò
Hưng Yên quạt nước hỏa lò
Thái Bình thời phải giã giò gói nem
Ninh Bình trải chiếu bưng mâm
Hải Dương vót đũa phủ Đông đúc nồi
Sơn Tây gánh đá nung vôi
Bắc Cạn thời phải thổi xôi nấu chè
Gia Định hầu điếu hầu xe
Phủ Đình thời phải chém tre bắc cầu
Anh mời mười tám nước chư hầu
Nước Tây nước Tàu anh gửi tận nơi
Anh mời hai họ nhà trời
Ông Sấm ông Sét đứng đầu Thiên Lôi -
Ông trời đội mũ đi chơi
-
Trên trời những cái vì sao
-
Vái trời cho đặng vuông tròn
-
Mặt trời tang tảng rạng đông
Mặt trời tang tảng rạng đông
Chàng ơi trở dậy ra đồng kẻo trưa
Phận hèn bao quản nắng mưa
Cày sâu bừa kỹ được mùa có khi -
Lạy trời gió thổi pheo pheo
-
Trên trời có sao tua rua
-
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Bao giờ tóc chấm ngang vai
Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng -
Trên trời có đám mây vuông
-
Trên trời có đám mây mưa
Trên trời có đám mây mưa
Dưới sông nước chảy đò đưa đi về -
Lạy trời cho cả gió lên
-
Ðèn trời thắp sáng bốn phương
Ðèn trời thắp sáng bốn phương
Ðèn tôi sáng tỏ đầu giường nhà tôi.
Chú thích
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Nhị
- Hai (từ Hán Việt).
-
- Cửa Nam
- Một con phố của Hà Nội xưa, nay vẫn giữ tên cũ, đi từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tên gọi như thế là do phố ở gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long thời nhà Nguyễn.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nghệ An
- Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.
Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hưng Yên
- Một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ của nước ta. Tỉnh Hưng Yên trước đây thuộc trấn Sơn Nam, đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh được thành lập. Hưng Yên được xem là vùng đất "địa linh nhân kiệt," là quê hương của rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử: Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám, Hải Thượng Lãn Ông, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Ngọc Vân... Về sản vật, nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng khắp cả nước từ xưa đến nay.
-
- Hỏa lò
- Cái lò lửa (từ Hán Việt).
-
- Thái Bình
- Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Ninh Bình
- Một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đất này từng là kinh đô nước ta vào thế kỉ 10, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.
-
- Hải Dương
- Một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 57km. Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", gắn liền với tên tuổi Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh, Đoàn Nhữ Hài cùng các di tích lịch sử như đền Kiếp Bạc, đền Tranh, Côn Sơn... Tại đây cũng nổi tiếng về quả vải. Vải Thanh Hà từ lâu đã trở thành loại trái cây có tiếng khắp cả nước.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Bắc Cạn
- Hay Bắc Kạn, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nổi tiếng với hồ Ba Bể, kì quan thiên nhiên được xem là một trong hai mươi hồ đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, ở đây còn có các danh thắng khác như động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Nả Phòong, động Ba Cửa, hang Sơn Dương...
-
- Gia Định
- Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Xe
- Ống dài dùng để hút thuốc lào hay thuốc phiện. Ống cắm vào điếu bát để hút thuốc lào được gọi là xe điếu hoặc cần hút. Ống để hút thuốc phiện gọi là xe lọ.
-
- Phủ Đình
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phủ Đình, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chư hầu
- Tên gọi chung của những vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng vua chúa lớn mạnh hơn. Những nhà quý tộc do một hoàng đế phong tước để cai trị một vùng đất cũng gọi là chư hầu.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Tín chủ
- Người tin tưởng Phật thần, là người tổ chức những cuộc cúng lễ, lên đồng...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Lèo
- Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Lê Thái Tổ
- Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.