Công đâu ghẹo gái có chồng
Như tát nước cạn, uổng công cày bừa
Tìm kiếm "sông Bạch Đằng"
-
-
Chưa giàu chớ học làm sang
Chưa giàu chớ học làm sang
Leo thang nhiều nấc tuột thang có ngày -
Chồng tới thì vợ phải lùi
Chồng tới thì vợ phải lùi
Chồng tới vợ tới thì dùi vào lưngDị bản
Chồng tiến thì vợ phải lùi
Chồng tiến vợ tiến hỡi ôi còn gì?
-
Nứa trôi sông không giập thì gãy
-
Đã có một lượt thì thôi
Đã có một lượt thì thôi
Lượt này lượt khác người đời khinh chê -
Ăn có nhai, nói có nghĩ
Ăn có nhai,
Nói có nghĩ -
Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
-
Đố ai bưng kín miệng bình
Đố ai bưng kín miệng bình
Đố ai đan thúng cho mình úp voi
Đã mà lấy thúng úp voi
Úp sao cho khỏi lòi đuôi lòi đầu -
Mặc ai ép nghĩa nài tình
Mặc ai ép nghĩa nài tình
Phận mình là gái chữ trinh làm đầu -
Đồng xanh sông Nhị chạy dài
-
Thương người người lại thương ta
Thương người người lại thương ta
Ghét người người lại hoá ra ghét mình -
Làm anh ăn trước bước đầu
-
Cách sông nên phải lụy đò
-
Ngó ra sông Cái, ngó ngoái thấy đình
-
Đố ai biết lúa mấy cây
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc biết mây mấy tầng -
Sông sâu còn có kẻ dò
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùngDị bản
Lòng sông lòng biển dễ dò
Ai từng bẻ thước mà đo lòng ngườiDò sông dò biển dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người
-
Gái có chồng như sông có nước
Gái có chồng như sông có nước
Gái không chồng như lược gãy răng. -
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò -
Con dại cái mang
Con dại cái mang
Dị bản
-
Nước nào ngon bằng nước sông Dinh
Chú thích
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
- Trong đám cưới hoặc đám ma, gia chủ rất bận rộn, nên nếu có gì sơ xuất cũng dễ (hoặc nên) được bỏ qua.
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
-
- Ngõ hầu
- Rồi mới có thể, sao cho đạt được (từ cũ).
"Thôi thì ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được với luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ..." (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Ba Gò
- Một địa danh nằm giữa hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời xa xưa, đây là vùng cây cối rậm rạp, có nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Mống
- Dại dột (từ cổ).
-
- Sống
- Cũng nói là trống (chim trống, gà trống), chỉ người cha.
-
- Sông Dinh
- Một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng, chảy quanh thị xã Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Hiện sông đã bị bồi lấp. Chú ý: phân biệt với một số con sông ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tên là sông Dinh.
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.