Tay anh cầm con dao
Tay em cầm cái rổ
Cắt cổ con dê
Lấy huyết ra thề
Rày chờ mai đợi
Sống không làm được bạn, chết cũng chôn kề một bên
Tìm kiếm "nguyệt"
-
-
Sông kia nước chảy lờ đờ
Sông kia nước chảy lờ đờ
Con thuyền lững thững với trăng mờ nào soi
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm
Bao giờ gió đứng, sóng êm
Thuyền anh xuôi ngược qua đêm lại về
Với em anh trót nặng lời thề. -
Đày vua không Khả, đào mả không Bài
Dị bản
Phế vua không Khả,
Đào mả không BàiBỏ vua không Khả
Bới mả không Bài
-
Gởi con cho bác quạ già
Dị bản
Giao con cho cái quạ già
Biết rằng cái quạ thương là chẳng thương?Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương?Đem con mà gởi quạ già
Biết đâu quạ để con ta được toàn?
-
Có lòng thì tìm về Yên Thế
-
Dù cho núi Chúa bạc đầu
-
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Lời thề biển cạn non mòn chớ quên. -
Đôi ta chung thuỷ vẹn tuyền
-
Dốc lòng trồng cúc bẻ bông
-
Một giỏ ông đồ
-
Thanh nhàn kể chuyện thuốc lào
Thanh nhàn kể chuyện thuốc lào
Kể từ gieo hạt biết nào công phu
Khi cất gánh, lúc lu bù
Phân tro, cỏ giã, sắm lo mọi bề
Sau rồi hái cái đưa về
Kẻ rọc, người cuộn tứ bề xôn xao
Định ngày hẹn thợ lao đao
Chè trưa, rượu sớm biết bao nhiêu tiền
Hoặc hồ rũ, hoặc nguyên mền
Khi nào đóng bánh mới yên trong mình -
Lạy trời cho nổi gió nồm
-
Anh có thương em đem bạc với tiền
Anh có thương em đem bạc với tiền,
Chuộc duyên em lại, kết nguyền với anh. -
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai
-
Chén tình là chén say sưa
Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt làu làu sáng trong
Ngồi buồn nghĩ đến hình dong
Con dao lá trúc cắt lòng đôi ta
Duyên đôi ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhau?
Tương tư mắc phải mối sầu
Đây em cũng giữ lấy màu đợi anh. -
Cho dù cạn nước biển Ðông
-
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài thân mà lấy nhà nho lúc tàn
Nhà nho chữ nghĩa dở dang
Xui nguyên giục bị, làm đơn kiếm tiền
Nhà nho cái chữ đã hèn
Cái sức lại yếu, đua chen bằng gì?
Nhà nho tính khí kiêu kì
Phân tranh miếng thịt, suy bì miếng xôi
Chồng nho khổ lắm ai ơi
Biết không ra biết, ngu thời chẳng ngu! -
Dầu tu đến cõi Thiên Thai
-
Bây giờ hỏi thật anh tài
-
Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Chú thích
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ngô Đình Khả
- (1850 – 1925) Quan đại thần nhà Nguyễn, thân sinh của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông chủ trương phản đối việc chính quyền thực dân Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái.
-
- Nguyễn Hữu Bài
- (1863-1935) Quan đại thần nhà Nguyễn. Ông làm Thượng thư bộ Lại trong vòng 16 năm (1917-1933) thời gian dài nhất trong các đời thượng thư bộ Lại triều Nguyễn.
-
- Đày vua không Khả, đào mả không Bài
- Năm 1907, chính quyền Bảo hộ đòi phế truất và lưu đày vua Thành Thái, quan đại thần Ngô Đình Khả đã phản đối quyết liệt và nhất quyết không kí vào tờ biểu. Đến năm 1912, khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, đến lượt thượng thư Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân gian lúc đó có câu này để ca ngợi khí tiết của hai ông.
-
- Đây là bản dịch Nôm hai câu trong bài thơ Thập cầm (Mười giống chim) của Trần Nguyên Đán. Nguyên văn Hán Việt:
Nhân ngôn kí gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầuCâu thơ có hàm ý nhắc nhở Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã quá tin tưởng mà giao con là Trần Thuận Tông cho quyền thần Hồ Quý Ly phụ chính (Quý Ly có người cô là mẹ Nghệ Tông nên là vai bác của Thuận Tông). Về sau quả nhiên nhà Trần bị mất về tay Hồ Quý Ly.
-
- Yên Thế
- Huyện cực bắc tỉnh Bắc Giang, là nơi diễn ra khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm của Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp (1885-1913).
-
- Đèo Khế
- Một cái đèo nằm giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những năm đầu của thế kỷ 20, đồng bào Tày, Nùng từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây làm ruộng tạo thành nhiều xóm nhỏ len lỏi theo bờ suối. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Khế vừa là cầu nối giữa hai khu của ATK ở Sơn Dương, Tuyên Quang và Đại Từ, vừa là đoạn đường trọng yếu hành quân lên Tây Bắc.
-
- Thái Nguyên
- Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).
-
- Bà Nà - Núi Chúa
- Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.
-
- Vũng Thùng
- Tức vịnh Hàn, hay cửa biển Đà Nẵng.
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Hương nguyền
- Nén hương thắp lúc thề nguyền.
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Khơi
- Vùng biển ở xa bờ.
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Tiến sĩ
- Học vị được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần, những người đỗ Tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Bảng nhãn
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến, dưới Trạng nguyên và trên Thám hoa.
-
- Bài vè này nói về truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Sau khi rọc, lá thuốc được cuộn thành những cuốn thuốc dài 2,5-2,8 m, đường kính 20-25 cm. Cuộn lá thuốc thành cuốn cũng là một kĩ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo để cuộn thuốc không quá mềm rỗng hoặc quá cứng. Nếu cuộn thuốc mềm thì không khí bên trong cuộn còn nhiều, dễ gây thối hoặc héo lá. Nếu cứng quá thì thuốc cũng dễ thối và lá thuốc không đủ độ “chín” khi thái.
-
- Hồ rũ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ rũ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nguyên mền
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nguyên mền, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Gia Long
- (1762 - 1820) Tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh, vị vua sáng lập triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta. Ông có công chấm dứt cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, thống nhất đất nước.
-
- Chùa Ông Thu Xà
- Một ngôi chùa tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông. Chùa có tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh, được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập. Cho đến nay, mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Xui nguyên giục bị
- Xúi giục cả bên nguyên cáo và bên bị cáo trong một vụ kiện. Hiểu rộng ra là hành động xui cả bên này lẫn bên kia, làm cho hai bên mâu thuẫn, xung đột với nhau, gây thiệt hại lẫn nhau, còn mình thì đứng giữa hưởng lợi.
-
- Thiên Thai
- Tên một ngọn núi trong truyện Lưu Thần - Nguyễn Triệu đời nhà Hán (Trung Quốc). Nhân tiết Đoan Dương (5-5 âm lịch), hai người vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc, gặp tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Khi về đến quê hương thì Lưu - Nguyễn thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa.
Thiên Thai được dùng để chỉ cảnh tiên. Việt Nam ta cũng có một câu chuyện tương tự là Từ Thức gặp tiên.
Nghe bản nhạc Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao.
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Ngày 6-10-1955, chính phủ Ngô Đình Diệm quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về việc ai sẽ làm Quốc trưởng. Có hai lá phiếu: Lá màu đỏ in hình ông Ngô Đình Diệm với câu: Tôi bằng lòng truất phế Bảo Đại và nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ, lá màu xanh in hình vua Bảo Đại với câu: Tôi không bằng lòng truất phế Bảo Đại và không nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ. Các cơ quan truyền thông của Ngô Đình Diệm đặt ra nhiều câu vè để nhắc cử tri chọn lá màu đỏ, vứt lá màu xanh đi.