Tìm kiếm "gà gáy"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Gà mổ đằng bụng, chim mổ đằng lưng
Gà mổ đằng bụng,
Chim mổ đằng lưng -
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồngDị bản
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ lại yêu con chồng
-
Trói gà không chặt
Trói gà không chặt
-
Kẹo gà kẹo gỗ
Kẹo gà kẹo gỗ
Ăn dỗ tiền tao
Mẹ tao đánh tao
Cha thằng kẹo gà kẹo gỗ. -
Đầu gà, má lợn
Đầu gà, má lợn
-
Vừa gà vừa chó
-
Thịt gà cơm nếp đàn bà
-
Mẹ mong gả thiếp về vườn
-
Thầy mẹ gả em cho anh
Thầy mẹ gả em cho anh
Không đòi bạc cũng chẳng đòi vàng
Đòi con cua tám gọng hai càng cân nhau! -
Dựng vợ gả chồng
Dựng vợ gả chồng
-
Mẹ mong gả thiếp về giồng
-
Đãi cứt gà lấy tấm
Đãi cứt gà lấy tấm
-
Thừa con gả cho hàng tờ
-
Vịt già gà tơ
Vịt già, gà tơ
-
Chó cậy nhà gà cậy vườn
Chó cậy nhà
Gà cậy vườnDị bản
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồng
-
Nhờ ai cho gà đỏ đuôi
Nhờ ai cho gà đỏ đuôi
Nhờ ai mà được cưỡi voi, ngồi thuyền
Nhờ ai có bạc, có tiền
Nhờ ai mà có nàng tiên đứng hầu
Nhờ ai có ruộng, có trâu
Nhờ ai mà có mâm thau, đũa ngà
Nhờ ai có lụa, có là
Vợ gọi bằng bà, con gọi cậu, cô
Đến khi giặc Pháp tràn vô
Quan nhỏ tếch mất, quan to chạy dài
Ai ơi, có thế chăng ai? -
Bé ăn trộm gà
Bé ăn trộm gà,
Già ăn trộm trâu,
Sống lâu làm giặc. -
Có con mà gả chồng xa
-
Không ưa Cống gả cho Nghè
Chú thích
-
- An Mỹ
- Xưa có tên là làng Tò, nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bao gồm sáu làng nhỏ: Tô Trang, Tô Đàm, Tô Xuyên, Tô Đê, Tô Hồ, và Tô Hải. Tại đây có đặc sản gà Tò, ngày trước dùng để tiến vua.
-
- Tả Thanh Oai
- Tên Nôm là kẻ Tó, một làng xưa thuộc tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng thời Lê, nay là một xã thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Làng được mệnh danh là "làng khoa bảng," vì xưa kia có nhiều người đỗ đạt.
-
- Vạn Đồn
- Cũng có tên là làng Vó, một làng nay thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là một làng cổ, xưa kia nổi tiếng với nghề đan và bán vó. Đọc thêm về làng Vạn Đồn.
-
- Cổ Am
- Tên cũ là Úm Mạt, một làng nằm ở tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Làng này nổi tiếng là nơi sinh ra nhiều nhân tài và học giả lớn của nước ta như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nho Trần Lương Bật, Trần Công Hân...
-
- Hành Thiện
- Tên một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng có truyền thống văn hóa, có nhiều người đỗ đạt. Tại đây có di tích chùa Keo Hành Thiện (chùa Keo Hạ, để phân biệt với chùa Keo Thượng), một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Hàng tờ
- Người làm tranh Đông Hồ.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.
-
- Ruộng chéo
- Cũng gọi là ruộng xéo, loại ruộng góc, hình tam giác (thay vì hình chữ nhật như bình thường).