Tôi là con gái bán dưa
Tôi đi đến chợ, chợ trưa mất rồi
Buồn này chẳng phải mình tôi
Trên trời có chú Cuội ngồi nhe răng
Tìm kiếm "con gà"
-
-
Đũa tre còn gắp được nem
-
Chém cha con gái nhà giàu
Chém cha con gái nhà giàu
Mày thấy tao khó ra màu mỉa mai -
Em là con gái chợ Đơ
-
Làm thân con gái phải lo
Dị bản
Mượn vàng mượn bạc thì cho
Đại hàn, đông chí không cho mượn chồng
-
Em là con gái nhà diêm
-
Em là con gái Đô Lương
-
Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô
-
Em là con gái Phụng Thiên
-
Tiếc thay con gái mười ba
Tiếc thay con gái mười ba
Liều thân mà lấy ông già sao đang -
Ăn hàng con gái, đái hàng bà già
Ăn hàng con gái,
Đái hàng bà già -
Mã Châu con gái mĩ miều
-
Tiếng đồn con gái Nam Diêu
-
Em là con gái Tạm Thương
-
Tiếng đồn con gái Phú Trung
-
Em là con gái làng Keo
Em là con gái làng Keo
Em ra thách cưới, thách cheo với chàng
Xin chàng chín chiếc tàu sang
Mỗi tàu hai chiếc xà lan đi kèm
Tàu thì gạo trắng, gân bò
Tàu thì rượu nếp với vò rượu tăm
Lá đa hái giữa đêm rằm
Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi
Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi
Lại thêm chín chục con dơi góa chồng. -
Cha đời con gái Bộ La
-
Làm thân con gái Lại Đà
-
Hỡi người con gái má hồng
-
Em là con gái tỉnh Nam
Em là con gái tỉnh Nam
Chạy tàu vượt biển ra làm Cửa Ông
Từ khi mới mở Cửa Ông
Đi làm thì ít, đi rông thì nhiều
Chị em cực nhục trăm điều
Trước làm một lượt đã trèo cầu thang
Đặt mình chưa ấm chỗ nằm
Đã lại còi tầm hú gọi ra đi
Dế kêu, suối chảy rầm rì
Bắt cô trói cột não nề ngân nga
Đoàn người hay quỷ hay ma
Tay mai, tay cuốc, sương sa mịt mù
Hai bên gió núi ù ù
Tưởng oan hồn của dân phu hiện về.
Chú thích
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Chợ Hà Đông
- Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.
-
- Củ cải trắng
- Một loại cải có rễ mọc phình to thành củ, màu trắng, có vị ngọt hơi cay. Phần lá cũng gọi là rau lú bú. Nhân dân ta thường trồng củ cải để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh... hoặc làm dưa muối. Ngoài ra, củ cải trắng còn được dùng làm vị thuốc Đông y giúp long đờm, trị viêm, bỏng, lợi tiểu, trừ lị...
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Đại hàn
- Một trong hai mươi bốn tiết khí, thường bắt đầu vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 1 dương lịch. Trong khoảng thời gian này thông thường thời tiết rất lạnh (đại hàn) ở Bắc bán cầu Trái Đất; chính xác hơn là ở Trung Hoa cổ đại. Ở miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, tiết trời cũng rất lạnh và có gió mùa Đông Bắc.
-
- Nhà diêm
- Nhà máy làm diêm quẹt ở Đáp Cầu, Bắc Ninh.
-
- Đô Lương
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.
-
- Cát Ngạn
- Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nghĩa Đô
- Địa danh nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước năm 1942, vùng này thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau khi giải phóng Thủ đô (10/1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú, trong đó làng An Phú nổi tiếng với nghề nấu kẹo mạch nha và dệt lĩnh lụa, làng Nghè nổi tiếng nghề làm giấy sắc phong.
-
- Phụng Nghĩa
- Xưa có tên là Phụng Thiên, một làng nay thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bảng rồng
- Bảng ghi tên những người trúng tuyển học vị cử nhân trong chế độ thi cử thời phong kiến. Gọi như vậy vì chung quanh bảng có vẽ rồng.
-
- Mã Châu
- Một làng cổ (hình thành từ thế kỷ 15) bên cạnh kinh đô Trà Kiệu của vương quốc Chăm-pa cổ, nay thuộc thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Xưa kia làng có nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều. Khi xứ Đàng Trong mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Tạm Thương
- Tên một ngõ thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời nhà Nguyễn đây là nơi đặt một cái kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân trước khi chuyển vào kho chính, nên mới có tên gọi Tạm Thương (kho tạm).
-
- Phú Trung
- Địa danh nay thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
-
- Phú Tài
- Địa danh trước đây là một thôn thuộc xã Phước Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1986, xã Phước Thạnh được sáp nhập vào thành phố Quy Nhơn, khu vực này trở thành ngã ba Phú Tài.
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Làng Keo
- Làng Keo vốn là tên Nôm của hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tại đây có ngôi chùa Keo do Không Lộ thiền sư xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông. Năm 1611, sau một trận lụt lớn, làng và chùa cùng bị phá hủy, dân làng Keo phải rời bỏ quê hương: một nửa sang bên tả ngạn sông Hồng lập làng mới, một nửa dời xuống vùng Hành Thiện. Cả hai làng vẫn giữ tên Nôm của làng mình là làng Keo, đồng thời xây chùa Keo trên đất mới.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Xà lan
- Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Bộ La
- Một làng nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
-
- Lại Đà
- Một làng nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Xưa làng có tên là trang Cối Giang, thuộc tổng Cối Giang (sau đổi thành Hội Phụ vì kị húy tên chúa Trịnh Cối) nên tục cũng gọi là làng Cối (Cói). Làng xưa có nghề làm bỏng gạo và trồng rau cần, nên lại cũng được gọi là Cói Bỏng hay Cói Cần.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Cửa Ông
- Địa danh nay là phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có đền Cửa Ông, được xem là một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật lịch sử thời Trần.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Bắt cô trói cột
- Một loài chim thuộc họ Cu cu, chim trưởng thành nửa thân trên có màu trắng, nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Tiếng chim kêu nghe như "Bắt cô trói cột" nên dân gian lấy làm tên, sinh sống hầu như trên khắp nước ta. Nghe tiếng chim bắt cô trói cột.
-
- Dân phu
- Người dân lao động phải làm những công việc nặng nhọc trong chế độ cũ (phu xe, phu mỏ, phu đồn điền).