Không ăn mà mổ cuống cuồng
Mệt nhoài đứng chống, ra tuồng dửng dưng
Tìm kiếm "cha"
-
-
Thuyền câu lơ lửng đã xong
-
Chân mình những lấm mê mê
-
Ăn chanh mới biết chanh chua
Ăn chanh mới biết chanh chua,
Ai có lên chùa mới biết chùa vui.
Ở lâu mới biết lòng người,
Nếm lâu mới biết mùi đời đắng cay -
Giả đò mua khế bán chanh
-
Cam sành chê đắng, chê hôi
-
Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen
Dị bản
Dao năng liếc năng sắc
Người năng chào năng quen
-
Cháu bà nội, tội bà ngoại
Dị bản
Ăn nội tội ngoại
Ăn ngoại vái nội
-
Chạy như cờ lông công
-
Công anh chăn nghé đã lâu
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?Dị bản
-
Chàng về để thiếp cho ai
Chàng về để thiếp cho ai
Chiều hôm vắng vẻ sớm mai lạnh lùng. -
Mượn đầu heo nấu cháo
Mượn đầu heo nấu cháo
-
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.Dị bản
-
Ra về lòng lại dặn lòng
-
Người ta rượu sớm trà trưa
Người ta rượu sớm trà trưa
Em nay đi nắng về mưa đã nhiều
Lạy trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt cho chiều lòng em. -
Mài dừa đạp cám cho nhanh
-
Anh đi lưới quát, lưới mành
-
Chuyến đò còn nhớ nhau thay
-
Gối mền gối chiếu không êm
Dị bản
-
Trăm kim đổi lấy lạng vàng
Chú thích
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Lơ lửng
- Ở đây ý nói thuyền nhẹ, còn nổi lơ lửng.
-
- Đuốc
- Bó nứa hay tre, đầu được quấn giẻ tẩm chất cháy (như dầu, sáp...) để đốt sáng.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Cháo bồi
- Một món cháo dân dã, nấu cùng với bột bán, bẹ môn xắt khúc, tôm tươi lột vỏ, giò heo...
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Liếc
- Miết đi miết lại lưỡi dao vào đá mài hoặc vật cứng để dao sắc hơn.
-
- Cháu bà nội, tội bà ngoại
- Con đẻ ra mang họ nội, nhưng khi cần trông nom lại thường nhờ vả về bên ngoại.
-
- Chạy như cờ lông công
- Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Gai
- Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Khi hát bài chòi, chữ "bòng" bài ca dao này được hát thành "bồng" (con Bát Bồng).
-
- Mài dừa
- Mài cho cơm dừa thành ra cám.
-
- Đạp cám
- Nhồi đạp cám dừa với nước để ra nước cốt dừa.
-
- Lưới quát
- Loại lưới đánh cá có giàn lưới lớn hình ống có cánh hai bên để vây bắt cá. Khi kéo lưới vào gần bờ, một người lặn tóm chân chì và tóm hai đầu lưới rồi kéo lên ghe (thuyền).
-
- Lưới mành
- Loại lưới đánh cá biển truyền thống của các tỉnh Nam Bộ, chủ yếu dùng để khai thác các loài cá nổi như cá chim, trích, nục, cơm, bạc má, chỉ vàng...
-
- Cá lăng tiêu
- Một loại cá thu nhỏ, có vân hoa.
-
- Cá bạc má
- Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Gương tư mã
- Loại gương soi ngày xưa.