Ngồi trên bờ dốc buông câu
Trách ai xui giục con cá sầu không ăn
Cá không ăn câu anh vác cần về
Để ống lại đây
Đêm khuya thanh vắng hồ Tây
Anh thả mồi bận nữa, con cá này cũng ăn.
Tìm kiếm "Cầu Tràng tiền"
-
-
Tôi xin các bác giãn ra
-
Gái này là gái chả vừa
-
Làng Mọc thờ đầu, Lủ Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ mình
-
Anh mong đi giã thuyền nào
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Hỡi cô mà thắt bao xanh
-
Bao giờ trả hết nợ cao hoàng
-
Một câu nói ngay, ăn chay cả tháng
-
Đánh trống bỏ dùi
-
Nu na nu nống
Nu na nu nống,
Thằng cộng, các cạc,
Chân vàng, chân bạc.
Đá xỉa, đá xoi,
Đá đầu con voi,
Đá lên, đá xuống,
Đá ruộng bồ câu,
Đá râu ông già,
Đá ra đường cái,
Gặp gái đi đường.
Có phường trống quân,
Có chân thì rụt.Dị bản
Nu na nu nống,
Cái cống càng cạng,
Đá rạng đôi bên,
Đá lên đá xuống,
Đá ruộng bồ câu,
Đá đầu con voi,
Đá xoi đá xỉa,
Đá nửa cành xung,
Đá ung trứng gà,
Đá ra đường cái,
Gặp gái giữa đường,
Gặp phường trống quân,
Có chân thì rụt.
-
Anh ngồi đầm Ô ngó vô cửa Mỹ
-
No gì mà no
Dị bản
-
Con cò mắc dò mà chết
Con cò mắc dò mà chết
Mẹ con cái diệc giã gạo làm chay
Bồ câu mở sách xem ngày
Cà cuống uống rượu la đà
Con cua trong lỗ bò ra chia phần
Chào mào mà đánh trống quân
Chim chích ở trần vác mõ đi rao
Tôi trình ông xã ông thôn
Ông uống chén rượu ông chôn con còDị bản
Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra ăn phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi raoCon cò mắc dò mà chết
Con quạ mua nếp làm chay
Con cu đánh trống ba ngày
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
Xóm làng chạy đến lăng xăng
Mua ba thước vải buộc khăn cho còCon cò đi ăn mắc dò mà chết
Bìm bịp ở nhà mua nếp làm chay
Cu cu gõ mõ ba ngày
Chốc mào đội mũ, mang giày đọc văn
Le le, vịt nước lăng xăng
Rủ nhau đi tới bịt khăn cho còCon cò mắc dò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Cu cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy se sẻ bịt khăn tang cò
-
Vè chim chóc
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chim chóc
Hay moi hay móc
Vốn thiệt con dơi
Thấy nắng thì phơi
Là con Diệc mốc
Lặn theo mấy gốc
Là chim Thằng Chài
Lông lá thật dài
Là con chim Phướn
Rành cả bốn hướng
Là chim Bồ Câu
Giống lặn thật lâu
Là con Cồng Cộc
Ăn táp sồng sộc
Là con chim Heo … -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trong hang trong hốc lóc nhóc bò ra
-
Thằng dẹp kẹp thằng tròn
-
Trong nhà bằng cái bắp tay
-
Trong nhà có bà hai đầu
-
Thằng trọc khi không
Chú thích
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chợ Quán
- Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
-
- Chợ Cầu Kho
- Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
-
- Nhân Mục
- Tên Nôm là Kẻ Mọc, tên gọi chung một số thôn làng cổ nằm trên bờ Nam sông Tô Lịch, phía ngoài lũy thành đất Thăng Long. Theo Quốc sử tạp lục thì vào thế kỷ 10, các làng Mọc đều có rừng, vậy mới có tên là Kẻ Mọc, tên chữ là Mộc Cự, sau đổi là Nhân Mục. Xã Nhân Mục dân số ngày càng đông, phát triển thành hai xã là: Nhân Mục Cựu (gồm hai thôn Thượng Đình và Hạ Đình) và Nhân Mục (gồm các thôn Quan Nhân, Cự Lộc, Chính Kinh, Giáp Nhất). Kẻ Mọc ngày trước có nhiều người đỗ đạt, nhiều di tích lịch sử và văn hóa.
-
- Kim Lũ
- Một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, bên bờ sông Tô Lịch. Ngoài tên Hán Việt Kim Lũ nghĩa là sợ tơ vàng, làng còn có tên Nôm là làng Lủ hay kẻ Lủ. Làng Lủ ngày xưa gồm ba xóm là Lủ Cầu, Lủ Trung và Lủ Văn, sau đó phát triển thành ba làng: Kim Giang, Kim Lũ và Kim Văn. Làng có truyền thống khoa bảng, là quê hương của các danh nhân Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu, Tản Đà...
-
- Pháp Vân
- Tên một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Xưa kia làng có nghề làm và bán bún ốc.
-
- Làng Mọc thờ đầu, Lủ Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ mình
- Tương truyền khi quan đô sát Từ Vinh (cha của Từ Lộ, tức thiền sư Từ Đạo Hạnh) bị mưu sát, xác ông bị chém thành ba khúc, vứt xuống sông Tô Lịch. Ba làng Mọc, Lủ Cầu và Pháp Vân vớt được ba phần xác của ông, lập đền thờ.
-
- Đi giã
- Đi câu (từ cũ).
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Sắm sanh
- Sắm sửa, chuẩn bị (từ cũ).
-
- Làng Cót
- Cũng gọi là kẻ Cót, tên Nôm của hai làng Yên Quyết là Thượng Yên Quyết ở phía Bắc và Hạ Yên Quyết ở phía Nam, đều nằm bên bờ phải sông Tô Lịch. Về sau làng Cót được lấy làm tên gọi cho làng Hạ Yên Quyết tức làng Bạch Liên Hoa, còn làng Thượng Yên Quyết sau đổi gọi là làng Giấy, do có nghề truyền thống là sản xuất giấy. Cả hai làng Yên Quyết nay đều thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nằm ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Giấy đến gần cầu Trung Kính.
Nghề truyền thống của làng Cót là nghề làm vàng mã. Hiện nay, còn nhiều hộ gia đình tại làng Cót vẫn giữ nghề truyền thống này.
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Cao Hoàng: Đời vua sáng nghiệp một triều đại, có công lớn nhất. Ở đây có lẽ là vua Gia Long.
-
- Sông Câu Nhí
- Còn gọi là sông Câu Nhi, một nhánh sông bên tả ngạn sông Thu Bồn, bắt đầu từ làng Câu Nhi chảy ra sông Vĩnh Điện rồi hợp lưu với sông Cẩm Lệ, đổ nước ra Cửa Hàn. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) sông được đào rộng và uốn thẳng từ làng Câu Nhi đến làng Cẩm Sa. Thời Pháp thuộc sông này được khai thông và mở rộng để chở than đá từ mỏ Nông Sơn ra cảng Đà Nẵng.
-
- Bồng Miêu
- Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.
-
- Một câu nói ngay, ăn chay cả tháng
- Một câu nói, hành động ngay thẳng, đàng hoàng cũng giá trị như cả tháng di dưỡng, chay tịnh.
-
- Đánh trống bỏ dùi
- Theo cách hiểu phổ biến nhất, "dùi" ở đây chỉ dùi đánh trống. Theo đó, câu này có nghĩa nói về tính vô ơn bạc nghĩa. Tuy nhiên, "dùi" còn là từ chỉ những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Đánh trống mà bỏ những "dùi" lẻ này thì người nghe không biết tiếng trống mang hiệu lệnh gì. Theo cách này, câu này lại chỉ về việc làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.
-
- Hát trống quân
- Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".
Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.
Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
-
- Nu na nu nống
- Tên của một bài đồng dao cũng là tên của một trò chơi thiếu nhi phổ biến. Ba, bốn em nhỏ ngồi tụm lại, duỗi thẳng hai chân ra. Các em đọc to bài đồng dao trong khi một em lấy tay đếm từng chân một theo từng chữ trong bài đồng dao. Tiếng "rụt" cuối bài rơi vào chân nào, chân đó phải tức thì rụt lại.
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Lá trầu lương
- Lá trầu nằm ở sát gốc, mọc ra từ thân chính của dây trầu. Lá trầu lương dày, xanh thẫm, chỉ dùng để làm thuốc, không dùng để ăn.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Đánh đáo
- Một trò chơi dân gian của trẻ em. Để chơi, cần có một ít đồng xu và một "con cái" để đánh. Thông thường con cái này được đúc bằng chì. Khi chơi, người chơi kẻ một vạch trên nền đất, rải các đồng xu lên, rồi đứng xa một khoảng tùy thỏa thuận và ở trước một vạch khác để ném cái vào xu (gọi là đánh). Đây là một trò chơi rất phổ biến ở cả ba miền, nên mỗi miền có thể có cải biến thành luật chơi và cách chơi khác nhau.
-
- Đánh khăng
- Miền Nam gọi là đánh trỏng, một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Dụng cụ chỉ gồm hai thanh gỗ hình trụ, gọi là cái và con (có nơi gọi là gà mẹ, gà con). Đánh khăng là trò chơi tập thể, thường được chơi trên bãi đất trống và có nhiều kĩ thuật đánh khác nhau. Đọc thêm.
-
- Đây là lời con trâu trả lời chủ trong chuyện cổ tích Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Chào mào
- Cũng gọi là chóp mào hay chốc mào, một loài chim có mào nhọn trên đầu, hai bên má có lông trắng.
-
- Chim chích
- Tên chung của một họ chim có lông màu sáng, với phần trên có màu xanh lục hay xám và phần dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng thông thường có màu hạt dẻ.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Phướn
- Còn gọi là phượng hoàng đất, một loài chim có đuôi rất dài.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Cú mèo
- Một loài cú có mắt giống mắt mèo nên có tên vậy. Loài này cũng có tên là cú lợn vì có tiếng kêu giống tiếng lợn. Theo tín ngưỡng dân gian, cú mèo mang lại điềm xui xẻo.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Khi không
- Không có nguyên cớ gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).