Anh về ngoài nớ, em ở trong ni
Dặn anh hai chữ gắng ghi vào lòng:
Hồi thương, nước đục cũng trong
Hồi ghét, nước chảy giữa dòng cũng dơ
Thiệt như lời em nói em chờ
Ba bốn nơi tới ngõ trao thơ, em không cầm.
Tìm kiếm "đắng chát"
-
-
Trăng đưa gió trăng thanh vằng vặc
Trăng đưa gió trăng thanh vằng vặc
Gió đưa trăng gió mát hiu hiu
Dầu mà không đặng chữ Thuấn Nghiêu
Nghĩa nhân lúc trước em than kêu thấu trờiDị bản
Gió đưa trăng, trăng thanh vằng vặc
Trăng đưa gió, gió mát hiu hiu
Ngày rày anh được chỗ tân yêu
Nghĩa nhơn hồi trước, em kêu thấu trời!
Uổng công em cặn kẽ mấy lời:
Uổng công trao thuốc, trao trầu
Uổng công nóng lạnh, nhức đầu em thăm
Uổng công mang tiếng mang tăm
Uổng công lụm cụm ba bốn năm với chàng
Hồi nào ngăn ngả đón đàng
Bây giờ hỏi thiệt bạn vàng thương ai?
-
Ai về núi Bút, Quán Đàng
-
Cái bống là cái bống bình
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình mồ hôi
Sáng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Rạng ngày ăn uống vừa xong
Tay nhấc mâm đồng, tay giải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàngDị bản
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình bống ăn
Trong nhà cho chí ngoài sân
Mọi việc xếp đặt lần lần mới thôi
Rạng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Mọi người ăn uống đã xong
Tay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàng
-
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.Dị bản
-
Vè khuyến học
Ăn thời vóc
Học thời hay
Chớ ngủ ngày
Quen con mắt
Chớ chơi ác
Rách áo quần
Phải chuyên cần
Lo học tập
Bậc cao thấp
Chốn công đàng … -
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
-
Đưa đây nút áo em khâu
-
Anh ngó vô nhà nhỏ
-
Vai mang cái nóp tay xách cái lọp cái lờ
-
Đầu làng cây duối
-
Vắn tay với chẳng tới kèo
-
Miễn cho mở miệng em ừ
-
Cá buồn cá lội thung thăng
-
Chờ anh đã mãn tháng tư
– Chờ anh đã mãn tháng tư
Anh không bước tới, em ừ nơi xa
Mời anh mười sáu qua nhà
Ăn trầu uống rượu nơi xa em kết nguyền
– Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu
– Mời anh mười sáu qua nhà?
Mất lòng anh chịu, qua nhà thì không
Anh nguyện cùng em nước mắt chảy bằng sông
Buổi tiền duyên không đặng vợ chồng thì thôi -
Sông sâu sóng bủa vắng đò
-
Mù u nhỏ rễ ăn lan
Mù u nhỏ rễ ăn lan
Sợ mình nói gạt qua đàng đấy thôi
Phụng hoàng chấp cánh bay xuôi
Liệu bề thương đặng, mình ơi, tôi chờ.
Nước lên khỏi bực tràn bờ,
Thương mình thương vậy, biết chờ đặng không?
Đặng không tôi cũng gắng công
Đợi cho con cá hóa rồng sẽ hay
Gặp mình may quá là may
Trông cho trời tối bắt tay đặng về -
Ngó lên đám đất thổ
-
Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
Duyên nợ ở gần, sao không đặng sánh đôiDị bản
Bí lên ba lá, trách ba với má không ngắt ngọn làm giàn
Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
Duyên nợ gần không đặng xứng đôi
-
Nhớ em tưởng bóng ngày đêm
Chú thích
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Núi Thiên Bút
- Một ngọn núi nhỏ nằm ở địa phận xã Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Núi cao 60m, hình chóp nón, trên núi nhiều cây, trông xa tựa như ngọn bút lông chỉ lên trời. Về phía đông núi có hòn Nghiên tựa như nghiên mực. Vào buổi chiều tà có dải mây thấp thoáng in bóng đàn nhạn bay qua đỉnh núi, người xưa thường bảo ấy là lúc “Thiên Bút phê vân” (bút trời viết lên mây). Núi tượng trưng cho văn khí của Quảng Ngãi. Hiện nay trên đỉnh núi còn dấu tích một đền tháp Champa cổ.
-
- Quán Đàng
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Nam núi Thiên Bút, gần cầu Bàu Giang. Tục truyền xưa kia nơi ấy có một quán nhỏ bên đường mà khách bộ hành xuôi ngược thường dừng lại nghỉ chân, uống bát nước chè xanh, bàn đôi câu chuyện vãn. Cái tên Quán Đàng sinh ra từ đó.
-
- Gai
- Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Vóc
- Thơm ngon (từ gốc Hán).
-
- Công đường
- Nơi quan trường dưới chế độ phong kiến. Người Nam Bộ cũng gọi chữ này là công đàng.
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Gia đường
- (Gia: nhà, đường: nhà lớn) nhà cửa ở có thờ phụng ông bà. Cũng dùng để chỉ cha (xuân đường) và mẹ (huyên đường). Người Nam Bộ phát âm thành gia đàng.
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Lộp
- Cũng gọi là lọp, một loại dụng cụ dùng bắt thủy hải sản phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ. Lộp được đan bằng tre, một đầu (hoặc cả hai đầu) có hom hình phễu, cá tôm, rùa rắn vào được nhưng không ra được.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Bài này có lẽ là dị bản của bài Năm xưa anh ở trên trời.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Nghèo.
-
- Tróc
- Bắt (từ Hán Việt).
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Nã
- Dắt dẫn, bắt kẻ có tội (từ Hán Việt).
-
- Thung thăng
- Tung tăng.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Đồng hồ
- Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Tận từ
- Hết lời (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Trước (từ Hán Việt).
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Đất thổ
- Đất để ở.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Riềng
- La rầy (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Vô duyên
- Không có duyên số tốt.
Trông chồng mà chẳng thấy chồng
Đã đành một nỗi má hồng vô duyên
(Lục Vân Tiên)
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Cô phòng
- Buồng riêng của người sống cảnh cô đơn (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ cảnh cô đơn của người phụ nữ không chồng hoặc xa chồng.
Đình thoa trường nhiên tư viễn nhân,
Độc túc cô phòng lệ như vũ.
(Ô dạ đề - Lí Bạch)Tản Đà dịch:
Dừng thoi buồn bã nhớ ai,
Phòng không gối chiếc, giọt dài tuôn mưa.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Hồi
- Quay về (từ Hán Việt).
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)