Em buôn chi em bán chi
Mười phiên chợ Sạt không li phiên nào
Tìm kiếm "chợ trưa"
-
-
Chợ Đồn một tháng ba phiên
-
Thân em như tấm mít xơ
Thân em như tấm mít xơ
Chó chê không cạp, ai ngờ anh thương! -
Canh một nổi ngọn đèn loan
Canh một nổi ngọn đèn loan,
Chờ người thục nữ thở than đôi lời.
Canh hai nguyệt đổi sao dời,
Tính sao thì tính trọn đời thủy chung.
Canh ba cờ phất, trống rung,
Mặc cho ai thẳng, ai chùn mặc ai.
Canh tư hạc đậu cành mai,
Sương sa lác đác, biết ai mà tầm.
Canh năm không ngủ, không nằm,
Trông cho mau sáng đặng tầm người thươngDị bản
Canh một thơ thẩn vào ra
Chờ trăng trăng lặn, chờ hoa hoa tàn,
Canh hai ngồi tựa phòng loan,
Để cho thiếp tới thở than đôi lời.
Canh ba đang nói đang cười
Còn hai canh nữa mỗi người một nơi
Canh tư cắt tóc thề nguyền
Khởi lai minh bạch trọn niềm thủy chung.
Canh năm cờ phất trống rung,
Gá tiếng cùng em hỡi nghe ai!
Đặt mình xuống chiếu không sai
Đừng thương mà nhớ đừng sầu mà hưCanh một thơ thẩn vào ra
Chờ trăng trăng lặn, chờ hoa hoa tàn,
Canh hai thắp ngọn đèn loan,
Chờ người quân tử thở than vài lời.
Canh ba đương nói đương cười
Còn hai canh nữa mỗi người một phương.
Canh tư cất bút thề nguyền
Khứ lai minh bạch cho tuyền thủy chung.
Canh năm cờ phất trống rung,
Anh gá tiếng cùng bậu chớ nghe ai.Bước qua canh một, anh đốt ngọn đèn vàng,
Chờ người bạn cũ thở than đôi lời.
Canh hai nguyệt đổi, sao dời,
Cùng nhau tính chuyện trọn đời thủy chung.
Canh ba cờ phất trống rung,
Mặc ai, ai thẳng, ai dùng, mặc ai.
Canh tư hạc đậu nhành mai,
Sương sa lác đác biết ai mà tầm.
Canh năm nằm dựa phòng loan,
Mỏi mòn chờ đợi người bạn vàng của anh.
-
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Sông rộng lắm nước trong nguồn chảy ra -
Cô kia má đỏ hồng hồng
-
Chàng về ngoài nớ chi lâu
-
Vè ăn thịt chó
Nghe vẻ, nghe ve
Nghe vè thịt chó
Anh nào chịu khó
Thì đi mua tương
Cái việc tầm thường
Ai ai cũng biết
Muốn cho tươm tất
Đậu phộng, đậu nành
Củ sả, củ hành
Mua ba tiền bún
Một tiền rau húng … -
Ai sang đò ấy bây giờ
-
Thiếp không thương chàng thì ra chỗ dở
-
Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Chờ tan buổi chợ em dạo làng bán duyênDị bản
Chợ đông sao chẳng bán hàng
Chờ tan buổi chợ dạo làng bán duyên
-
Quyết lòng chờ đợi trò thi
Quyết lòng chờ đợi trò thi
Dầu ba mươi tuổi lỡ thì cũng ưng -
Đi chợ phải thói ăn hàng
Dị bản
Đi chợ quen thói ăn hàng
Không bánh thì trái, không đàng thì khoai
-
Có tiền chó hóa kỳ lân, không tiền kỳ lân hóa chó
-
Mặt trời nửa buổi xiên xiên
Mặt trời nửa buổi xiên xiên
Kẻ buôn người bán chợ phiên rộn ràng
Gá tiếng kêu quân tử bên đàng
Mai giờ có thấy bạn vàng tôi không? -
Trên rừng thì hổ lang, dưới làng thì mặt rỗ
-
Ngồi tựa vườn đào
Ngồi tựa vườn đào
Thấy người thục nữ ra vào
Lòng những vấn vương
Gió lạnh đêm trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường
Cô để đó chờ ai?
So chữ sắc tài
Yêu nhau chớ để cho người trăng gió hái hoa
Nguyện với trăng già
Tơ hồng kết lại một nhà đầm ấm yên vui
Ngồi tựa vườn đào
Thấy người tri kỷ ra vào
Em những ngẩn ngơ
Tháng đợi năm chờ
Nỗi niềm tâm sự bây giờ biết ngỏ cùng aiDị bản
-
Lặng nghe kể ngược
Lặng nghe kể ngược
Hươu đẻ dưới nước
Cá ở trên núi
Đựng phân bằng túi
Đựng trầu bằng gơ
Bể thì có bờ
Ruộng thì lai láng
Hàng xẩm thì sáng
Tối mịt thì đèn
Hũ miệng thì kèn
Loa miệng thì lọ
Cân cấn thì to
Con voi bé tí … -
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ,
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh, em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn emDị bản
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối chẳng nơi nào hơn em
-
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Đi chợ ăn quà,
Về nhà đánh con
Chú thích
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Chợ Sạt
- Tên một phiên chợ đã có từ lâu đời tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
-
- Li
- Bỏ, rời.
-
- Chợ Hiếu
- Tên một cái chợ nay thuộc địa phận thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
-
- Bài ca dao này dùng để minh họa cho quân Chi Chi trong hàng Nhất của trò tổ tôm.
-
- Chợ Ba Đồn
- Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Tầm phơ tầm phất
- Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Khởi lai
- Trỗi dậy, như khi đang nằm thì ngồi dậy (từ Hán Việt).
-
- Minh bạch
- Rõ ràng (từ Hán Việt).
-
- Gá tiếng
- Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
-
- Khứ lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Da mồi tóc sương
- Da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết; đây là hình ảnh để tả người già (cũng có cách nói da mồi tóc bạc, tóc bạc da mồi).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Đậu nành
- Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ra chỗ
- Hóa ra, thành ra (phương ngữ).
-
- Đông hải
- Biển Đông (từ Hán Việt).
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Gơ
- Dụng cụ nhỏ đan bằng tre, mây để xúc đất.
-
- Xẩm
- Tối, mờ quáng.
-
- Cá hồng cam
- Cũng gọi là cá đòng đòng, đòng đong, cân cấn, một loại cá nhỏ màu vàng hay hồng nhạt, đến mùa sinh sản thì màu trở nên sậm hơn. Cá sống trong hồ và những nơi có dòng chảy mạnh, thường được nuôi làm cảnh.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.