Một đầu trâu, bốn cái râu, hai người kéo
Tìm kiếm "rau lang"
-
-
Cảnh không gì bằng cảnh cau, rau không gì bằng rau khoai
Cảnh không gì bằng cảnh cau,
Rau không gì bằng rau khoai -
Chàng xa thiếp cách, tội đách gì rầu
-
Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau
-
Con dế kêu sầu, sao anh không bắt ngắt râu
Con dế kêu sầu, sao anh không bắt ngắt râu
Để nó kêu rỉ rả suốt đêm thâu, em buồn. -
Lấy em đâu kể sang giàu
Lấy em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối, chớ có đâu bằng mình -
Trời ơi nắng mãi mà chi
Trời ơi nắng mãi mà chi
Rau tôi nó héo, nữa thì nó đau -
Đen răng tốt tóc em chê
-
Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh
-
Có mặt mà chẳng có mồm
-
Ông già ổng lội ngang kinh
-
Bằng cái đầu trâu
-
Chê tôm lại phải ăn tôm
Chê tôm lại phải ăn tôm
Chê rau muống luộc phải ôm rau già -
Em là con gái Phụng Thiên
-
Chờ em cho mãn kiếp chờ
– Chờ em cho mãn kiếp chờ
Chờ cho rau muống vượt bờ trổ bông
– Rau muống trổ bông, lên bờ nó trổ.
Ai biểu anh chờ, anh kể công lao? -
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Mua rau mới hái mua người đảm đang
Tiếc thay đồng tiền trinh mua vội mua vàng
Mua rau cuống héo, mua nàng ngẩn ngơ.Dị bản
Đồng tiền chinh mua vội mua vàng
Mua phải cá thối, mua nàng ngẩn ngơ
-
Chiêm xong lại đến vụ mùa
-
Đi xa anh nhớ quê nhà
Đi xa anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ tình bố mẹ yêu thương
Nhớ mảnh vườn, nhớ con đường quen thân
Nhớ nhà em cách khoảng sân
Hoa cau thơm ngát mỗi lần gió đưa
Nhớ nhiều những sớm những trưa
Đổi công em cấy, cày bừa anh lo
Nhớ đồng xanh mỏi cánh cò
Con đê bến cũ con đò ngày xưa. -
Ông Tiên ngồi dựa cội tùng
-
Giàu thì thịt cá cơm canh
Giàu thì thịt cá cơm canh
Khó thì rau muối cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh xấu số, chồng cũ tôi ơi
Có khôn thiêng về hưởng đĩa xôi nhang đèn
Anh đà hết kiếp, xin chớ ghen
Để cho người khác cầm quyền thê nhi
Miệng em khóc, tay bưng cái thần vì
Tay em gạt nước mắt tay thì thắp nhang
Bởi vì đâu gây nỗi xót xa muôn vàn
Em cầm lòng chẳng được nên sang ngang từ ràyDị bản
Giàu thì thịt cá cơm canh
Khó thì lưng rau dĩa muối, cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh chồng cũ tôi ơi
Anh có khôn thiêng thì anh trở dậy ăn xôi nghe kèn
Thôi anh đã về nghiệp ấy xin anh đừng ghen
Để cho người khác cầm quyền thê nhi
Miệng em khóc, tay em bế ẵm cái ông cái thần vì
Tay em gạt nước mắt, tay em thì thắp nén nhang
Bởi vì đâu gây nỗi xót xa muôn vàn!
Chú thích
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Đách
- Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Nồm
- Thời tiết ấm và ẩm ướt (giao giữa cuối đông và đầu xuân, thường ở miền Bắc).
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Giá
- Lạnh buốt.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.
-
- Phụng Nghĩa
- Xưa có tên là Phụng Thiên, một làng nay thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bảng rồng
- Bảng ghi tên những người trúng tuyển học vị cử nhân trong chế độ thi cử thời phong kiến. Gọi như vậy vì chung quanh bảng có vẽ rồng.
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Thê nhi
- Vợ con (từ Hán Việt).
-
- Thần vì
- Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).