Bằng cái đầu trâu
Có bốn cái râu
Hai người kéo rị
Tìm kiếm "rau đắng"
-
-
Chê tôm lại phải ăn tôm
Chê tôm lại phải ăn tôm
Chê rau muống luộc phải ôm rau già -
Em là con gái Phụng Thiên
-
Anh đi anh nhớ quê nhà
-
Chờ em cho mãn kiếp chờ
– Chờ em cho mãn kiếp chờ
Chờ cho rau muống vượt bờ trổ bông
– Rau muống trổ bông, lên bờ nó trổ.
Ai biểu anh chờ, anh kể công lao? -
Chiêm xong lại đến vụ mùa
-
Đi xa anh nhớ quê nhà
Đi xa anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ tình bố mẹ yêu thương
Nhớ mảnh vườn, nhớ con đường quen thân
Nhớ nhà em cách khoảng sân
Hoa cau thơm ngát mỗi lần gió đưa
Nhớ nhiều những sớm những trưa
Đổi công em cấy, cày bừa anh lo
Nhớ đồng xanh mỏi cánh cò
Con đê bến cũ con đò ngày xưa. -
Ông Tiên ngồi dựa cội tùng
-
Giàu thì thịt cá cơm canh
Giàu thì thịt cá cơm canh
Khó thì rau muối cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh xấu số, chồng cũ tôi ơi
Có khôn thiêng về hưởng đĩa xôi nhang đèn
Anh đà hết kiếp, xin chớ ghen
Để cho người khác cầm quyền thê nhi
Miệng em khóc, tay bưng cái thần vì
Tay em gạt nước mắt tay thì thắp nhang
Bởi vì đâu gây nỗi xót xa muôn vàn
Em cầm lòng chẳng được nên sang ngang từ ràyDị bản
Giàu thì thịt cá cơm canh
Khó thì lưng rau dĩa muối, cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh chồng cũ tôi ơi
Anh có khôn thiêng thì anh trở dậy ăn xôi nghe kèn
Thôi anh đã về nghiệp ấy xin anh đừng ghen
Để cho người khác cầm quyền thê nhi
Miệng em khóc, tay em bế ẵm cái ông cái thần vì
Tay em gạt nước mắt, tay em thì thắp nén nhang
Bởi vì đâu gây nỗi xót xa muôn vàn!
-
Chẳng ai xấu bằng anh chồng tôi
-
Con kì đà len lỏi giếng khơi
Con kì đà len lỏi giếng khơi
Sơn lâm rầu rĩ, giọt đồng hồ sang canh
Em như tố nữ trong tranh
Anh như thuyền ván lên ghềnh được chăng?
Con nước lên, con nước đã cầm chừng?
Em về thăm thầy, thăm mẹ, xin đừng quên anh
Anh nói đây, chốn cũ cũng đành
Tiếc công từ đấy chẳng thành thì thôi
Hai bên sông, bên lở bên bồi
Thấy người chuyện đứng, chuyện ngồi cùng ai?
Còn trẻ trung xin phải dặn dò -
Cô lô cô lốc
Cô lô cô lốc
Có chốc trên đầu
Có râu dưới háng -
Nước đường mà đựng chậu thau
Nước đường mà đựng chậu thau
Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài
Tiếc thay da trắng tóc dài
Bác mẹ gả bán cho người đần ngu.
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình.Dị bản
-
Phất cờ cắm ở trên đầu
-
Xưa kia có thế này đâu
Xưa kia có thế này đâu
Bởi vì sợ vợ nên râu quặp vào. -
Tằm đâu mà leo cành dâu
-
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồDị bản
-
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một chút một rầu như dưaDị bản
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một phút dạ rầu như dưa
-
Áo bận thường chớ nệ bâu
-
Con tôm lộn đít lộn đầu
Dị bản
Tôm kia cứt lộn trên đầu
Lại chê cá chốt hàm râu dính bùn
Chú thích
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Phụng Nghĩa
- Xưa có tên là Phụng Thiên, một làng nay thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bảng rồng
- Bảng ghi tên những người trúng tuyển học vị cử nhân trong chế độ thi cử thời phong kiến. Gọi như vậy vì chung quanh bảng có vẽ rồng.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Thê nhi
- Vợ con (từ Hán Việt).
-
- Thần vì
- Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Kì đà
- Còn gọi là cái đà, một loài bò sát giống thằn lằn, toàn thân phủ vảy, có cổ dài, đuôi và chân khỏe. Những năm gần đây, kì đà bắt đầu được nuôi để lấy thịt.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Đồng hồ
- Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.
-
- Tố nữ
- Người con gái đẹp. Tố nghĩa hẹp là màu trắng nõn, nghĩa rộng chỉ phẩm hạnh cao đẹp. Theo Thiều Chửu: Nói rộng ra phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Chữ triện
- Một kiểu chữ cổ của thư pháp Trung Quốc. Mâm chữ triện là mâm cổ, mâm quý.
-
- Thài lài
- Cây thân cỏ, thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm, lá hình trái xoan nhọn, hoa màu xanh lam hay tím. Được dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm thận, phù thũng, phong thấp, viêm khớp, rắn cắn...
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Ruộng cả ao liền
- Ruộng lớn rộng bát ngát và ao liền bờ, ý nói cơ ngơi đồ sộ, giàu có.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Cá chốt
- Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.