Muốn cho trên thuận dưới hòa
Chồng kêu vợ dạ, mới là gái ngoan
Tìm kiếm "dưới cầu"
-
-
Phượng hoàng chặt cánh đuổi đi
-
Muốn ăn cá giếc dưới đồng
-
Đường đi trên chợ dưới đò
-
Thân em như cá dưới đìa
-
Tất tưởi như nợ đuổi đến lưng
Tất tưởi như nợ đuổi đến lưng
-
Gia đình trên thuận dưới hòa
Gia đình trên thuận dưới hòa
Quý hơn tiền của ngọc ngà muôn xe -
Tai nghe trống điểm dưới ao
-
Sa Nam trên chợ dưới đò
-
Chữ chi anh chôn dưới đất
Chữ chi anh chôn dưới đất
Chữ chi anh cất trên đầu
Chữ chi anh mang không nổi
Chữ chi gió thổi không bay
Anh mà giải được, thiếp trao tay lạng vàng.
– Chữ hoàng thiên anh chôn dưới đất
Chữ phụ mẫu anh cất trên đầu
Chữ đá vàng anh mang không nổi
Chữ duyên tình gió thổi không bay
Em trao chi cho anh thỏa dạ, chứ trao tay lạng vàng anh nỏ thiết mô -
Lưỡi mềm độc quá đuôi ong
Lưỡi mềm độc quá đuôi ong
-
Đố ai bắt chạch đằng đuôi
-
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Dị bản
-
Cá nằm trong chậu xòe đuôi
-
Chuột nằm ăn lúa khoanh đuôi
-
Con cá rô nằm nghỉ dưới hồ
-
Khi nào cóc mọc hai đuôi
Khi nào cóc mọc hai đuôi
Thằn lằn hai lưỡi, gái nuôi hai chồng -
Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi
-
Vợ chồng cùng tuổi ngồi duỗi mà ăn
Dị bản
Đồng tuổi, ngồi duỗi mà ăn
-
Than rằng: con vịt đua dưới nước
Chú thích
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Thanh Chiêm
- Nay là làng Thanh Chiêm thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vốn là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng của Đàng Trong. Đây là nơi chúa Nguyễn Hoàng đặt trấn, trở thành vùng yết hầu để mở cõi về phương Nam. Từ dinh trấn Thanh Chiêm, các chúa Nguyễn đã thành lập Hội An, thu hút tàu bè các nước vào buôn bán. Giáo sĩ Buzomi (người Ý) đã đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành của bộ chữ Quốc ngữ tại đây.
-
- Điếm
- Từ Hán Việt, nghĩa rộng là hàng quán, nhà trọ...
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Cờ tướng
- Một trò chơi cờ rất phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Hai người chơi điều khiển hai nhóm quân (thường có màu xanh-đỏ hoặc trắng-đen), mỗi nhóm có các quân Tướng, Sĩ, Tượng (có nơi gọi là Bồ), Xe, Pháo, Mã, Tốt, đi theo lượt, mỗi quân có cách đi khác nhau. Nếu quân Tướng của bên nào bị "chiếu bí," nghĩa là không còn nước đi, thì bên ấy thua cuộc.
Ngoại trừ cách chơi này, người ta cũng nghĩ ra một số biến thể của cờ tướng như cờ mù, cờ thế, cờ người, chấp...
-
- Sa Nam
- Thị trấn cũ, nay là thị trấn Nam Đàn thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại đây vào năm 722, Mai Thúc Loan đã cho xây thành Vạn An trên núi Đụn (tên chữ là Vệ Sơn) làm đại bản doanh, đánh tan quân nhà Đường ở châu Hoan rồi tiến quân ra Bắc chiếm thành Tống Bình, giải phóng đất nước. Hiện nay trên núi Đụn vẫn còn đền thờ ông.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mê thiên
- Rất nhiều, vô vàn (từ cũ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hoàng thiên
- Trời vàng (từ Hán Việt). Gọi vậy vì mặt trời có màu vàng.
Hoàng thiên hậu thổ soi xét lòng này. Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cùng giết.
(Tam Quốc diễn nghĩa, Phan Kế Bính dịch)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Nỏ thiết mô
- Không ham đâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Tôm rằn
- Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.
-
- Lúa Nàng Quốc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lúa Nàng Quốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Lúa nhe
- Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lúa de
- Một giống lúa trước đây được trồng nhiều ở cánh đồng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- An Cựu
- Một làng trước thuộc xã Thủy An, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là phường An Cựu, thành phố Huế.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Gởi
- Gửi (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."