Nhạn lạc bầy, nhạn kêu khắc khoải
Vượn lìa đàn, cầm trái khóc than
Đêm nằm lụy nhỏ chứa chan
Tôi nhớ câu tình tự, tôi băng ngàn tới đây
Tìm kiếm "bảy sắc"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn lông bay bổng lên trời
-
Con quạ bay xa, bay qua vườn hoa kêu chua chát
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Năm lừa bảy lọc, xáng một bọc cứt trâu
-
Ruộng cò bay dặm dài Truông Cóc
Ruộng cò bay dặm dài Truông Cóc
Cháu con ông Móm lăn lóc cơ hàn
Ai xui khiến cảnh điêu tàn
Mồ ông còn đó, họ hàng chẳng thấy viếng thămDị bản
Ruộng cò bay dặm dài Truông Cóc
Cháu con ông Móm lăn lóc cơ hàn
Ai xui khiến cảnh bẽ bàng
Mồ ông còn đó họ hàng chẳng thăm
-
Chim khôn bay nửa lưng trời
Chim khôn bay nửa lưng trời
Nực cười đứa dại nghe lời thị phi -
Nhạn lạc bầy nhắm hướng nó bay
Nhạn lạc bầy nhắm hướng nó bay
Chớ chồng xa vợ may hay rủi nhờ -
Khen ai bày đặt cho chàng
Khen ai bày đặt cho chàng
Lá xanh thì rụng, lá vàng trên cây -
Nắc nẻ bay qua cành cam
-
Ai mà bày đặt cho chàng
-
Ba đời bảy họ nhà tre
-
Bong bóng bay như nhựa dầu lai
-
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ -
Nhạn lạc bầy ba ngõ kêu sương
-
Con quạ bay ngang tao kêu bằng con quạ quỷ
Con quạ bay ngang tao kêu bằng con quạ quỷ
Tao biết mặt mày làm đĩ xóm tao
Xóm tao là xóm làm ăn
Có con đĩ chó lăng xăng tối ngày -
Nhạn lạc bầy xăng lăng xáo láo
-
Cái cò bay bổng bay lơ
Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh -
Ba cơm bảy mắm chín cà
-
Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nên không bay nói một lời
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Lọ
- Nhọ.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Truông Cóc
- Một địa danh cũ nằm gần vàm Bao Ngược, nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Trước đây, vùng này nhiều cây cối, thú rừng, đặc biệt là cọp. Truông Cóc cùng với Sơn Quy là trận địa chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân Trương Định.
-
- Ông Móm
- Người đầu tiên từ Quảng Ngãi vào khai phá vùng Truông Cóc, mở đầu cho những người lập nghiệp tại vùng đất này, theo một số tư liệu.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Nắc nẻ
- Tên gọi chung các loài bướm cỡ lớn, màu nâu, nhiều bụi phấn, thường bay về đêm, đập cánh phành phạch.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Lăn tăn
- Lấm tấm từng tí một.
-
- Dầu mè
- Còn gọi là dầu lai, đậu cọc rào, bã đậu, loài cây bụi lâu năm, có độc, hay được trồng làm hàng rào. Lá, dầu và nhựa cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y giúp tan máu ứ, tiêu sưng, chống ngứa...
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đồng Bay
- Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
-
- Tam Đảo
- Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).