Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền
Tham vì một nỗi cha hiền mẹ ngoan
Tìm kiếm "Chị Hằng"
-
-
Cây cao su quý hơn người
-
Con gái mười bảy mười ba
Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ khóc la đòi chồng
Mẹ đạp một cái nơi mông
“Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!”Dị bản
-
Rù Rì đường uốn chữ chi
-
Chi ngon bằng gỏi cá nhồng
-
Chuyến đò còn nhớ nhau thay
Chuyến đò còn nhớ nhau thay
Huống chi phận thiếp bấy lâu nay cùng chàng. -
Tiếng đồn anh thật anh thà
-
Lụa Nga Khê, đũi Chi Long
-
Nhà anh có ruộng năm sào
-
Giữa trời cây cả bóng cao
-
Thiếu chi con gái chốn này
-
Nhỏ còn thơ dại biết chi
-
Chàng về nỏ có chi đưa
Dị bản
Bạn về chẳng có chi đưa
Môn khoai còn dại, mít dừa còn non
-
Cái nón nhỏ nan, quai vàng chí ngực
Cái nón nhỏ nan, quai vàng chí ngực
Em ham chi chỗ sang giàu cho cực tấm thân? -
Anh giàu, quần đôi ba bức
Anh giàu, quần đôi ba bức,
Đây em nghèo, áo tám chín mười tua,
Mưa tuôn trước mặt, gió lùa sau lưng
Em nghèo tự bụng anh ưng,
Lâm vòng chồng vợ, sau đừng tiếng chi. -
Anh đồ, ơi hỡi anh đồ
-
Thương chi bằng nỗi thương con
Thương chi bằng nỗi thương con
Nhớ chi bằng nhớ nước non quê nhà -
Tà tà bóng ngả về tây
-
Cha con thầy thuốc về làng
-
Đời ông cho chí đời cha
Chú thích
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Cao su
- Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Lang
- Cách gọi cũ của người làm nghề thầy thuốc, thường là Đông y.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Chết chủ
- Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rù Rì
- Tên một cái đèo nằm ở phía Bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Đèo chỉ dài hơn một cây số nhưng đường đi gấp khúc, rất nguy hiểm cho xe cộ. Theo Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức, tên đèo bắt nguồn từ tên kĩ sư người Pháp Rury, người đã làm đường đèo này.
-
- Chữ chi
- Đường dích dắc, đường hình chữ Z, giống như hình chữ chi 之 trong tiếng Hán.
-
- Cá nhồng
- Một loại cá săn mồi có cơ thể thuôn dài với các quai hàm khỏe, rất phàm ăn. Cá nhồng sống ngoài biển khơi, có thể bắt gặp ở dạng sống đơn độc hoặc thành bầy xung quanh các rạn san hô.
-
- Vinh quy
- Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
(Thời trước - Nguyễn Bính)
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Chi Long
- Tên một làng nay thuộc xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
-
- Nam Xá
- Một làng nay thuộc xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Làng có nghề làm hương (nhang).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đại Hoàng
- Một làng nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là quê hương của nhà văn Nam Cao. Làng xưa kia trồng nhiều trầu không, và trầu ngon có tiếng.
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Phú Nhiêu
- Một thôn nay thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Ô đầu
- Một loại cây cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn, mọc hoang nhiều ở các vùng núi Tây Bắc nước ta. Rễ củ của cây ô đầu là một vị thuốc, củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử.
-
- Tóc tiên
- Một loại cây dây leo sống lâu năm, mọc hoang, có nhiều rễ dạng củ mẫm hình thoi. Củ tóc tiên là một vị thuốc Bắc có tên là thiên môn, có tác dụng trị ho lao, long đờm, lợi tiểu.
-
- Sử quân tử
- Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử, trang dây hay trang leo, một loại cây dây leo mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Cây xanh quanh năm, cho hoa rất đẹp, nên thường được trồng làm cảnh. Trong Đông y, quả của sử quân tử được dùng để tẩy giun. Tuy nhiên, nếu dùng liều quá cao sẽ gây ngộ độc nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, nấc và táo bón. Sách địa chí (cổ) chép: Quách sứ quân ở Phiên Châu chữa trẻ em phần nhiều chỉ dùng một vị này, từ đó về sau các nhà làm thuốc mới gọi là sứ quân tử, về sau đọc trại thành sử quân tử.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.