Tìm kiếm "đi chơi"
-
-
Chó tha đi, mèo tha lại
-
Cây đinh phải đăng kí
-
Nam vô đức Phật Di Đà
-
A Di Đà Phật chùa chật cho nên
A Di Đà Phật, chùa chật cho nên
Hai cô nằm ngủ hai bên
Thầy chen vô giữa trùm mền cho vui -
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Đổ mật vào nồi, chưa sôi đã nếm -
Bà rú Lông đi ông rú Trà
-
Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
-
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc anh tìm bể Đông
Tìm bể Ðông thấy lông chim nhạn
Tìm bể cạn thấy đàn chim di
Ai mang nhân ngãi ta đi
Thì mang nhân ngãi ta về cho ta!Dị bản
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể Bắc anh tìm bể Đông
Bể Đông không bóng chim bay
Hôm qua là chín, hôm nay là mười
Tìm em đã mướt mồ hôi
Lại đứt nút áo, lại rơi khăn đầu
Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông ướt áo, qua cầu tủi ghe
Có nghe nín lặng mà nghe
Những lời anh nói như se vào lòng
-
Thuở hồi anh nhỏ thầy anh có bảo rằng
-
Anh ra đi, cay đắng như gừng
-
Về nhà phụ mẫu có rầy la
-
Cất mái chèo loan em nhìn chàng rơi lụy
-
Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy, tay cày
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang -
Chuông chùa lóc cóc leng keng
-
Đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng
-
Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
-
Khoai hai lá, cá đi ăn
-
Con ai đem bỏ chùa này
Con ai đem bỏ chùa này
A di đà Phật, con thầy thầy nuôi -
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi
Chú thích
-
- Vác mồm đi ăn giỗ
- Chê những kẻ tham ăn, vô lễ, tay không đi ăn giỗ, trong khi lệ thường phải mang theo ít đồ cúng như trái cây, bó hoa, nhang... để tỏ lòng với gia chủ và người quá cố.
-
- Chó tha đi, mèo tha lại
- Có ba cách giải nghĩa thành ngữ này:
- Chỉ loại xấu xa, mạt hạng đến nỗi ai cũng chê bai, khinh ghét, đùn đẩy cho nhau không muốn chứa chấp
- Chỉ những thứ bỏ đi
- Đơn giản là miêu tả thói quen của chó mèo
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Bà rú Lông đi ông rú Trà
- Về mùa gió Lào, gió thường đổi chiều từ rú Lông gây nên những cơn lốc nhỏ thổi xuống rú Trà (đều thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), gây hại cho nhà cửa, mùa màng. Người dân gọi hiện tượng này là bà thần rú Lông đi thăm ông thần rú Trà.
-
- Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
- Mô tả hài hước việc nhà thơ Tố Hữu giữ chứ vụ Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch những năm 1980.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Chim di
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chim di, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân
- Dịch nghĩa là “mưa không có khóa mà giữ được khách, sắc đẹp không phải sóng gió mà làm đắm người.” Tương truyền đây là đôi câu đối của thượng thư Đàm Thận Huy và học trò là Trạng Me Nguyễn Giản Thanh, tuy nhiên lại có tài liệu cho là của thầy học và Nguyễn Trãi. Cả hai giả thuyết đều kể học trò (Nguyễn Giản Thanh hoặc Nguyễn Trãi) được thầy khen nhưng tiên đoán là sẽ bị hại vì nhan sắc đàn bà.
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đong đi đổ lại
- Đáp trả lại, cãi lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chèo lan
- Mái chèo làm từ gỗ cây lan (mộc lan, một loại gỗ quý, có mùi thơm), nhiều người cũng gọi là "chèo loan".
-
- Gan vàng dạ sắt
- Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
-
- Tấn dị thối nan
- Tiến thì dễ, lùi thì khó (chữ Hán).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng
- Làm đám cưới phải chọn ngày lành tháng tốt, còn đi cày thì phải chọn hướng cay sao cho có được nhiều đường cày dài, trâu ít phải quay đầu, đồng nghĩa ít phải cuốc bờ, cuốc góc.
-
- Thiên niên vạn đại
- Ngàn năm, vạn đời. Chỉ sự tồn tại lâu bền, vĩnh cửu.
-
- Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
- Chỉ việc làm nhà, hiểu rộng ra thì có ý nghĩa tương tự câu "Tiền nào của nấy."
-
- Khoai hai lá, cá đi ăn
- Thời điểm đầu năm, trồng khoai bắt đầu ra hai lá thì cá bắt đầu đi kiếm ăn.
-
- Tháp Bánh Ít
- Còn có tên là tháp Bạc, là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10. Sách Đại Nam nhất thống chí trong mục “Thổ sơn cổ tháp” cho biết tục danh của tháp là Thị Thiện và giải thích rằng dưới chân núi xưa có quán bán bánh ít của một người đàn bà tên là Thiện.
-
- Cầu Bà Di
- Tên một cây cầu nay thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Bể dâu
- Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."
Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)