– Ớ cô Hai mày ơi!
Ta thấy cô Hai mày bảnh lảnh bẻo lẻo,
Ta cũng muốn tình tang tang tình.
Đi đâu đứng đó một mình,
Lại đây ta hỏi tiết trinh lẽ nào.
Có thương ta, ta mới bước vào,
Phượng loan cất cánh hòa giao ân tình.
– Nghe lời nói đó thất kinh,
Bông sen tàn ai nỡ cắm lộc bình bát xưa.
Cóc mà mang guốc ai ưa,
Đỉa đeo chân hạc, sao vừa mà mong.
Thôi thôi, đừng tưởng đừng hòng.
Ta đây có xấu, cũng con dòng lương gia.
Vô duyên ở vậy tới già,
Dại chi lấy chú, để thiên hạ mà cười chê.
Vụng về dốt nát đủ bề,
Suốt năm suốt tháng, giữ bề ở trai.
– Ớ cô kia, đừng khoe sắc khoe tài,
Tốt xinh chi đó, chê ai trai cày.
Sử kinh ta nắm trong tay,
Tỉ như vua Thuấn còn cày Lịch Sơn.
Mãi Thần lúc trước khổ bần,
Trọng Yêm, Hàn Tín ra thân khó hèn.
– Thôi thôi, chú đừng nhắc tích vòng vo,
Mấy ông thủa trước, ai so cho bằng.
Chú ăn học sao không thấy đi thi,
Ăn thì xó bếp, nằm thì chuồng trâu.
Chạng không xứng chạng, đừng cầu uổng công.
Tìm kiếm "vòng nguyệt"
-
-
Chỉ vì một chữ ăn
Ăn lông ở lỗ, từ thuở tạo thiên
Hôm sớm cửa thiền, ăn chay niệm Phật
Cả đời chật vật, làm không đủ ăn
Tánh hay hiểu lầm, làm sao ăn ở
Biết ăn theo thuở, biết ở theo thời
Tài sức thua người, thì bị ăn hiếp
Đờn ca ăn nhịp, mới thật tài năng
Người không chịu làm, hay đi ăn ké
Cần phải tránh né, cái bọn ăn dơ
Vừa vét vừa quơ, muốn ăn trọn gói
Hễ ăn một đọi, thì nói một lời
Ăn phải coi nồi, ngồi thời coi hướng … -
Hai tay ôm sát cột nhà
-
Trời gầm chú ị bò ra
-
Trong nhà có bà hai đầu
-
Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng
-
Phành miệng ra tra đít vào
-
Hai tay ôm lấy kèo nhà
-
Đem giăng sườn núi bắt được nai
-
Măng không uốn, tre uốn sao được
Dị bản
-
Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Chị hai ơi, sao chị vội lấy chồng?
Đêm nằm nghĩ tới, nước mắt hồng như tuônDị bản
Đèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Trách ai ăn ở hai lòng
Sang sông rồi nỡ quên công người chèoĐèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Điệu nào thương cho bằng điệu vợ với chồng
Đêm năm canh hò vọng cho nước mắt hồng tuôn rơiĐèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Đạo nào thâm bằng đạo vợ chồng
Đêm năm canh hoài vọng nước mắt hồng đầy vơiĐèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh thương em từ thuở má bồng
Bây giờ em lớn, có chồng bỏ anhĐèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng
Đến đây trời khiến đem lòng thương em
-
Anh bơi xuồng cụt, anh hớt hụt con tôm càng
Dị bản
Câu tôm mà ngủ gục, nên anh vớt được con tôm càng
Phải chi mà anh vớt đặng, anh sắm vòng vàng cho em đeo.
-
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
-
Vè ở tù
Chiều chiều vào khám
Như công chúa vào lầu
Bận áo không bâu
Như mình mang thiết giáp
Thầy chú đánh đạp
Như thí võ Tràng An
Quần áo lang thang
Như mình mang giáp trụ
Tuông bờ lướt bụi
Như Khương Thượng tán binh …
Chú thích
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Lương
- Hiền lành, tử tế (từ Hán Việt).
-
- Gia
- Nhà (từ Hán Việt).
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Chu Mãi Thần
- Một nhân vật đời Hán ở Trung Quốc. Điển tích kể rằng thuở hàn vi, nhà nghèo, Mãi Thần phải đi đốn củi rừng đem bán nhưng có tính ham đọc sách, thường treo sách đầu gánh, vừa đi vừa đọc. Vợ là Thiệt Thê không chịu nổi cảnh nghèo túng, bỏ đi lấy chồng khác. Sau Mãi Thần được công thành danh toại, trên đường vinh quy thì gặp lại vợ cũ. Thiệt Thê xin tha lỗi, cho nàng trở lại làm vợ. Mãi Thần lấy bát nước đầy, đổ xuống đất, bảo nếu hốt lại đầy bát nước như trước, sẽ nhận nàng về làm vợ như xưa.
Chèo cổ Việt Nam có vở Chu Mãi Thần ra đời vào thế kỉ 19, không rõ tác giả. Đến nay, người ta chỉ còn trích diễn một vở hài phát triển trên vở này có tên Tuần ti đào Huế.
-
- Phạm Trọng Yêm
- Một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Bắc Tống, Trung Quốc.
-
- Hàn Tín
- Một danh tướng thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, có công giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. Ông cùng với Trương Lương và Tiêu Hà được đời sau xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba vị hào kiệt nhà Hán). Sau khi thiên hạ bình định, Hán Cao Tổ Lưu Bang vì e ngại tài năng của Hàn Tín nên giáng chức ông xuống thành Hoài Âm hầu, tước quyền bính. Đến năm 196 TCN, Hàn Tín mưu phản, bị Lã Hậu giết cả ba họ.
Trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tín là một trong những danh tướng được nhắc đến nhiều nhất. Nhiều điển tích, điển cố như cơm phiếu mẫu, lòn trôn giữa chợ, câu nói "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn..." là từ ông mà ra.
-
- Đồng chạng
- Cùng lứa, cùng tuổi (phương ngữ Nam Bộ). Chạng là cách đọc trại của trượng.
-
- Thuở tạo thiên
- Lúc mới lập ra trời đất.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chú ị
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, chỉ người hoặc một con vật cưng (cũng như chú ấy).
-
- Tầm
- Đơn vị đo chiều dài ngày trước, bằng năm thước mộc (khoảng 2m hiện nay).
-
- Thiên lý
- Ngàn dặm (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ khoảng cách xa xôi.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
-
- Măng không uốn, tre uốn sao được
- Dạy con phải dạy từ nhỏ, nếu để lớn lên, tật xấu thành nếp thì khó mà bảo ban được nữa.
-
- Vồng
- Uốn cong lên.
-
- Đèn ông Chánh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đèn ông Chánh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Điệu
- Đạo (đạo anh em, đạo vợ chồng...).
-
- Thâm
- Sâu (từ Hán Việt).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Xuồng cụt
- Loại xuồng (thuyền) ở vùng sông nước Nam Bộ, có mũi bằng hoặc ngắn hơn mũi những chiếc xuồng thông thường.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Kiềng
- Vòng trang sức bằng vàng hay bạc, thường được đeo trên cổ hay dưới cổ chân. Ngày xưa, kiềng cổ làm bằng vàng, to bằng ngón tay út, rỗng ruột. Kiềng có chạm khắc hoa văn được gọi là kiềng chạm, kiềng không chạm khắc được gọi là kiềng trơn.
-
- Hồ Hoàn Kiếm
- Còn gọi là hồ Gươm, hồ Hoàn Gươm, Lục Thủy, Thủy Quân, Tả Vọng, Hữu Vọng, một hồ nước ngọt tự nhiên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên gọi Hoàn Kiếm (trả gươm) xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho rùa thần.
-
- Cầu Thê Húc
- Cây cầu gỗ sơn màu đỏ, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Cầu bị gãy vào năm 1953 và được sửa lại, gia cố phần móng bằng xi măng. Tên cầu Thê Húc 棲旭 nghĩa là "đón ánh sáng mặt trời buổi sớm."
-
- Đền Ngọc Sơn
- Một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc, nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền có từ trước thời Lý, được xây mới và tu sửa nhiều lần, có nhiều tên gọi khác nhau như đền Ngọc Tượng, chùa Ngọc Sơn... đến thế kỉ XIX được xây mới và đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Đền hiện nay do Nguyễn Văn Siêu tu sửa năm 1865, đắp thêm đất và kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc.
-
- Đài Nghiên
- Tên một cái cổng ở đầu cầu Thê Húc, trên cổng có đặt nghiên mực bằng đá hình quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có tạc ba con ếch đội nghiên. Trên nghiên có khắc một bài minh (một thể văn xưa) của Nguyễn Văn Siêu. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
-
- Tháp Bút
- Tên một tòa tháp ở Hồ Gươm (Hà Nội). Tháp được xây dựng từ thời vua Tự Đức, làm bằng đá, cao năm tầng, đỉnh có hình một chiếc bút lông chỉ lên trời.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Giáp trụ
- Từ chữ giáp 甲 áo dày, áo giáp, và trụ 冑 mũ đội ra trận để phòng tên đạn.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.