– Thấy em anh cũng quý lòng
Hỏi em tứ đức, tam tòng là chi?
– Theo cha rồi lại theo chồng,
Khi chồng trăm tuổi, dốc lòng theo con
Tam tòng đạo ấy vuông tròn,
Thì câu tứ đức ai còn nghĩ suy
Công, dung, ngôn, hạnh nữ nhi,
Phận em là gái em thì phải theo
Tìm kiếm "quy"
-
-
Chết đứng hơn sống quỳ
Chết đứng hơn sống quỳ
-
Người đại lượng đáng quý thay
Người đại lượng đáng quý thay
Trọn đời hưởng phúc, trọn ngày yên tâm -
Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma
Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma
-
Thân em như cam quýt bưởi bòng
-
Nơi nào lớn chức quyền cao
-
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài thân mà lấy nhà nho lúc tàn
Nhà nho chữ nghĩa dở dang
Xui nguyên giục bị, làm đơn kiếm tiền
Nhà nho cái chữ đã hèn
Cái sức lại yếu, đua chen bằng gì?
Nhà nho tính khí kiêu kì
Phân tranh miếng thịt, suy bì miếng xôi
Chồng nho khổ lắm ai ơi
Biết không ra biết, ngu thời chẳng ngu! -
Lạy cha hai lạy một quỳ
-
Một mai cúc ngã lan quỳ
-
Gió đưa bụi trúc ngã quỳ
-
Chữ phú nằm trên chữ quý
-
Đồn đây có đôi chim quy
-
Hỏi thăm qua chú bán quynh
-
Ai ơi trời chẳng trao quyền
Ai ơi trời chẳng trao quyền
Túi thơ đủng đỉnh vui miền thú quê -
Gái rẫy chồng mười lăm quan quý
-
Con chim liễu nó biểu con chim quỳnh
-
Con quạ bay ngang tao kêu bằng con quạ quỷ
Con quạ bay ngang tao kêu bằng con quạ quỷ
Tao biết mặt mày làm đĩ xóm tao
Xóm tao là xóm làm ăn
Có con đĩ chó lăng xăng tối ngày -
Ra làng, anh quyết để em luôn
-
Nàng ơi, anh quyết với mình
-
Trống quân, trống quýt, trống còi
Chú thích
-
- Tứ đức
- Cùng với "tam tòng", là những quy định xuất phát từ Nho giáo mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Tứ đức bao gồm:
- Công: Nữ công, gia chánh phải khéo léo.
- Dung: Dáng người phải gọn gàng, dễ coi
- Ngôn: Ăn nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng
- Hạnh: Tính nết phải hiền thảo, nết na, chín chắn.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Trối kệ
- Mặc kệ, không quan tâm đến.
-
- Xui nguyên giục bị
- Xúi giục cả bên nguyên cáo và bên bị cáo trong một vụ kiện. Hiểu rộng ra là hành động xui cả bên này lẫn bên kia, làm cho hai bên mâu thuẫn, xung đột với nhau, gây thiệt hại lẫn nhau, còn mình thì đứng giữa hưởng lợi.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhất phẩm hồng
- Màu đỏ tươi của hoa trạng nguyên, còn gọi là hoa nhất phẩm hồng.
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Quynh
- Đồ đan bằng tre, dùng để quây và nhốt vịt ngoài đồng.
-
- Có bản chép: Hỏi thăm chú bán cót bán quynh.
-
- Bến Ván
- Còn có tên chữ Hán là Bản Tân, một bến thuyền nằm bên hữu ngạn của con sông cùng tên. Con sông thuộc địa phận huyện Núi Thành, chảy qua An Tân và đầm An Thái, tỉnh Quảng Nam, dài độ 6 km. Có tên như vậy do ngày xưa gỗ khai thác từ nguồn Hữu Ban chuyển theo đường nước về đây được xẻ thành ván cung cấp cho ngành đóng thuyền và làm đỗ gia dụng. Bến Ván nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
-
- Trì Bình
- Một thôn nay thuộc xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Quán Cơm
- Tên một cái chợ nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Cây rơm
- Sau mỗi vụ lúa, nhân dân ta thường phơi khô thân lúa thành rơm, đánh thành đống cao đặt ở trước hoặc sau nhà, gọi là cây rơm. Rơm khô có thể dùng làm chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày, hoặc làm thức ăn, lót ấm cho gia súc trong mùa đông. Cây rơm càng to, cao thì vụ mùa càng bội thu.
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Điểm chỉ
- In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.
Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
- Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hát trống quân
- Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".
Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.
Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.