Dai như bò đái
Tìm kiếm "như chuột"
-
-
Cao như cái sào chọc cứt
Cao như cái sào chọc cứt
-
Nhát như cáy
-
Giữ như giữ mả tổ
Giữ như giữ mả tổ
-
Cao như minh tinh
-
Trông như trông mẹ về chợ
Trông như trông mẹ về chợ
-
Ăn như hộ pháp cắn chắt
-
Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Mặc tình ong bướm chàng màng một bên -
Em như hoa nở trên cành
Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khaoDị bản
-
Khỏe như vâm
-
Khỏe như tru, ngu như lợn
-
Câm như hến
Câm như hến
-
Dì như mẹ chú như cha
Dì như mẹ
Chú như cha -
Miệng như đít vịt
Miệng như đít vịt
-
Tối như đêm, dày như đất
Tối như đêm
Dày như đất -
Thẳng như kẻ chỉ
-
Đen như mõm chó
Đen như mõm chó
-
Mong như mong mẹ về chợ
Mong như mong mẹ về chợ
-
Trắng như trứng gà bóc
Trắng như trứng gà bóc
-
Ngây như phỗng
Chú thích
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Tấm triệu
- Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
-
- Hộ Pháp
- Theo quan niệm của một số tông phái đạo Phật, Hộ Pháp (dịch từ tiếng Sanskrit धर्मपाल Dharmapāla) là những vị thần tự nguyện bảo vệ và duy trì Phật pháp, phù hộ che chở những người tu hành. Các chùa thường có tượng các vị hộ pháp dưới nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tượng Hộ Pháp Vi Đà, đặt đối diện với tượng Thích Ca. Một số chùa lại có tượng hai vị Hộ Pháp: một là Khuyến Thiện, một là Trừng Ác. Tượng Hộ Pháp thường mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm binh khí.
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Vâm
- Con voi (từ cũ).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Dây nảy mực
- Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
-
- Phỗng
- Tượng bằng đất hoặc đá thường được đặt ở đền thờ trong tư thế quỳ gối, hai tay chắp lại. Phỗng còn là loại tượng dân gian bằng đất, sành hoặc bằng sứ, cỡ nhỏ, dáng to béo, lạc quan, để bày chơi trong các gia đình. Từ ông phỗng, thằng phỗng thường dùng để chỉ người ngây, đần.
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
(Ông phỗng đá - Nguyễn Khuyến)