Mắt la mày lét
Tìm kiếm "mặt biển"
-
-
Mặt dạn mày dày
Mặt dạn mày dày
-
Mặt trơ trán bóng
Mặt trơ trán bóng
-
Mặt ngây như ngỗng ỉa
Mặt ngây như ngỗng ỉa
Dị bản
Mặt đực như ngỗng ỉa
-
Mặt nhìn trăng, trăng lại còn khuya
-
Mắt nhìn lụy nhỏ hàng hai
-
Mất con gà em la cả xóm
-
Mặt búng ra sữa
Mặt búng ra sữa
-
Mắt ngước, chân bước nhẹ nhàng
-
Mắt trắng, môi thâm, da thiết bì
-
Mặt kiếng trong em giữ ròng nước thủy
-
Mặt sáng như gương Tàu, đầu bóng như vải lĩnh
-
Mặt xanh như đít nhái
Mặt xanh như đít nhái
-
Mặt lưỡi cày ăn mày khắp chợ
Mặt lưỡi cày ăn mày khắp chợ
-
Mắt nhắm mắt mở
Mắt nhắm mắt mở
-
Mặt em phương tượng chữ điền
-
Mặt vàng đổi lấy mặt xanh
-
Mặt đỏ như lửa thấy bụng chửa cũng sợ
Mặt đỏ như lửa, thấy bụng chửa cũng sợ
-
Mất cả chì lẫn chài
-
Mặt dày cũng thể con người
Chú thích
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Khang nhã
- Nhàn nhã, nhẹ nhàng, thanh thản, yên vui (chữ Hán).
-
- Người hiền
- Người có đức hạnh, tài năng.
-
- Thiết bì
- (Da) dày, thô và đen xỉn như màu sắt (từ Hán Việt).
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Kiếng
- Kính (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tráng thủy
- Để chế tạo gương soi, trước đây người ta thường tráng một lớp bạc lên mặt sau của một tấm thủy tinh trong suốt. Quá trình tráng bạc này sử dụng hóa chất ở dạng lỏng nên được gọi là tráng thủy, lớp bạc sau khi hình thành được gọi là lớp tráng thủy, hay là lớp thủy.
-
- Sớm Sở tối Tần
- Buổi sớm ở nước Sở, buổi tối ở nước Tần. Tần và Sở là hai nước lớn vào thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc. Thành ngữ sớm Sở tối Tần dùng chỉ người hay thay lòng đổi dạ, thiếu chung thủy.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Phương
- Hình vuông.
-
- Tượng
- Giống, tương tự.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Me
- Từ tiếng Pháp mère, nghĩa gốc là "mẹ," ở ta được dùng để chỉ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Tây, nhất là vào thời Pháp thuộc. Cách gọi này có ý dè bỉu.