Trai nam nhân thi chữ
Gái thục nữ thi tài
Dẫu anh thi rớt ra ngoài có em
Tìm kiếm "dầu em"
-
-
Nước mắm ngon thượng thủ
-
Ngó lên trăng sáng
-
Tri ngã giả dị ngã diệc
-
Giàu thì thịt cá cơm canh
Giàu thì thịt cá cơm canh
Khó thì rau muối cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh xấu số, chồng cũ tôi ơi
Có khôn thiêng về hưởng đĩa xôi nhang đèn
Anh đà hết kiếp, xin chớ ghen
Để cho người khác cầm quyền thê nhi
Miệng em khóc, tay bưng cái thần vì
Tay em gạt nước mắt tay thì thắp nhang
Bởi vì đâu gây nỗi xót xa muôn vàn
Em cầm lòng chẳng được nên sang ngang từ ràyDị bản
Giàu thì thịt cá cơm canh
Khó thì lưng rau dĩa muối, cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh chồng cũ tôi ơi
Anh có khôn thiêng thì anh trở dậy ăn xôi nghe kèn
Thôi anh đã về nghiệp ấy xin anh đừng ghen
Để cho người khác cầm quyền thê nhi
Miệng em khóc, tay em bế ẵm cái ông cái thần vì
Tay em gạt nước mắt, tay em thì thắp nén nhang
Bởi vì đâu gây nỗi xót xa muôn vàn!
-
Nữ nhi là phận tam tùng
Nữ nhi là phận tam tùng
Tới đây em hỏi góp anh hùng:
Ai mà đem lửa đốt cung nhà Tần?
Ai mà ôm khảy đờn thần?
Ai làm rung chuyển hồng trần một khi?
Ai mà ngắt ngọn rau vi?
Ai mà tưởng Phật ngồi thì bồng lai?
Ai mà sanh đặng tám trai?
Lại thêm hai gái sắc tài in nhau?
Ai mà mắt sáng như thau?
Ai mà bắt gả con đào về Phiên?
Ai mà hãm hại Vân Tiên?
Ai mà nhảy xuống huỳnh tuyền uổng oan?
Phận gái em hỏi tràn lan
Như nam nhi anh đối đặng
Thời nữ em nguyền ôm gói theo anh! … -
Chắp tay con lạy bác, bác ơi
– Chắp tay con lạy bác, bác ơi!
Bác già rồi, đừng có thấy chuối, thấy xôi mà bác thèm
– Ít nhiều chi qua cũng lớn tuổi hơn mấy em
Qua già lẩm cẩm, qua có quyền thèm tứ tung!Dị bản
– Con cúi đầu lạy bác, bác ơi
Bác đừng thấy chuối thấy xôi mà bác thèm!
– Dẫu gì thì qua cũng lớn hơn em
Qua lú qua lẫn nên qua thèm của tơ
-
Một trăm ông chú không lo
Dị bản
Một trăm ông chú không lo
Lo vì một nỗi mụ o bên chồng
-
Làm dâu vụng nấu vụng kho
Làm dâu vụng nấu vụng kho
Chồng không bắt bẻ, mụ o nhún trề -
Đèn hết dầu tim lại nhấp nhem
-
Nước lên khỏi chậu tràn âu
-
Bưng được miệng chĩnh, miệng vò
-
Việc đời gẫm lại thêm buồn
-
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mềmDị bản
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra, bậu lấy ăn mày
Nước sông gạo chợ, ngày rày khỏi lo!Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan ba
Ta cầm bậu lại quét nhà nấu cơmVí dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống, chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn
-
Thân em vất vả trăm bề
-
Chữ dâu hiền con gái
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu quên nghĩa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, há nài công laoDị bản
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu đôi lứa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, dễ nài công lao
-
Duyên là tóc, tóc là tơ
-
Em có chồng chưa, xin thưa cho thiệt
– Em có chồng chưa, xin thưa cho thiệt
Đừng để anh lầm tội nghiệp lắm em!
– Em chửa có chồng, anh đừng nghi ngại,
Chẳng tin tới nhà hỏi lại trước sau.
Có nón ai lại đi dầu
Có chồng ai nỡ đi đâu một mình.Dị bản
– Bậu có chồng chưa, bậu thưa cho thiệt
Kẻo để anh lầm, tội nghiệp thân anh
– Em có chồng rồi, hồi năm xửa năm xưa
Năm nay chồng bỏ cũng như chưa chồng
-
Ví dầu bậu tốt bậu xinh
-
Em là thân phận nữ nhi
Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi
Chú thích
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thượng thủ
- Hơn hết, trên hết.
-
- Án
- Chặn lại, che lại (từ Hán Việt).
-
- Câu này có lẽ là từ Kinh Thi: Tri ngã giải, vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả, vị ngã hà cầu (Người hiểu ta thì nói lòng ta ưu sầu, người không hiểu ta, thì nói ta đang tìm kiếm gì đó).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thê nhi
- Vợ con (từ Hán Việt).
-
- Thần vì
- Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Tần
- Tên triều đại kế tục nhà Chu và được thay thế bởi nhà Hán, kéo dài từ năm 221 đến 206 trước Công nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần, đứng đầu là Tần Thủy Hoàng Đế, có công rất lớn trong việc thống nhất Trung Quốc, đặt nền móng cho nhiều mặt văn hóa - lịch sử của Trung Quốc, nhưng cũng gây bất bình mạnh mẽ trong nhân dân vì cách cai trị hà khắc. Vì vậy, chỉ 4 năm sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần đã bị các cuộc khởi nghĩa nông dân làm suy yếu, và cuối cùng mất vào tay Hạng Vũ, kéo theo đó là cuộc Hán Sở tranh hùng kéo dài 5 năm với kết quả là sự thành lập nhà Hán của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
-
- Hồng trần
- Bụi hồng (từ cũ, văn chương). Tự điển Thiều Chửu giảng: Sắc hồng là mầu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng. Chốn bụi hồng là chỉ các nơi đô hội.
Đùng đùng gió giật mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
(Truyện Kiều)
-
- Núi Bồng Lai
- Một vùng cảnh đẹp thần tiên trong thần thoại Trung Quốc. Truyền thuyết này du nhập vào Nhật Bản và trở thành truyền thuyết về Hōrai. Theo đó, có thuyết cho rằng núi Bồng Lai chính là núi Phú Sĩ. Bồng Lai cũng là tên một thị xã ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng chưa có chứng cứ xác thực liệu đây có phải là nơi mà thần thoại miêu tả hay không. Cụm từ "bồng lai tiên cảnh" nay được dùng phổ biến để chỉ những nơi cảnh đẹp như chốn thần tiên.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Con đào
- Cách người Nam Bộ trước đây gọi người con gái.
-
- Thổ Phồn
- Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Âu
- Đồ bằng gang hoặc sành, bụng tròn, dùng để đựng nước hoặc gạo.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vò
- Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.
-
- Củi đậu nấu đậu
- Cảnh anh em nồi da nấu thịt. Tương truyền Tào Thực, con trai thứ của Tào Tháo, là một người rất thông minh. Khi con cả là Tào Phi lên ngôi, vì sợ Tào Thực oán hận làm phản nên bắt Tào Thực phải làm một bài thơ sau bảy bước đi, nếu làm không được sẽ bị chém. Tào Thực vâng lời, đọc bài thơ sau, người đời gọi là Thất bộ thi (thơ bảy bước):
Chử đậu nhiên đậu cơ
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?Phan Kế Bính dịch:
Cẳng đậu đun hạt đậu
Hạt đậu khóc hu hu
Cùng sinh từ một gốc
Thui nhau nỡ thế ru?
-
- Như tuồng
- Như có vẻ.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Quan ba
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm đại úy (capitaine) Gọi vậy vì quân hàm này có 3 vạch.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Trúc mai
- Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
-
- Song nhạc
- Nhạc phụ và nhạc mẫu, tức bố và mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Há dễ
- Không dễ dàng gì (từ cổ).
Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dầu
- Để đầu trần (phương ngữ).
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đòn
- Vật thấp được đẽo bằng gỗ hoặc bằng tre, dùng để ngồi. Đòn thường thấy ở làng quê ngày trước.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.