Gió đưa bụi chuối sau hè
Bụi môn trước cửa ai dè em hư
Gió đưa gió đẩy lá dừa
Lấy ai thì lấy xin chừa em ra
Tìm kiếm "Giờ Sửu"
-
-
Gió bay cầu thấp cầu cao
Gió bay cầu thấp cầu cao,
Gió bay cầu nào con chỉ mẹ coi -
Giơ tay ngắt ngọn ổi xanh
-
Gió đưa kẽo kẹt cành tre
-
Gió trên nhành rung cây nghiêng ngả
Gió trên nhành rung cây nghiêng ngả
Ve kêu sầu trong dạ bâng khuâng
Gửi lời về nhắn với tình nhân
Bấm tay kể thử, ái ân ít nhiều
Nhớ khi mô khuya sớm mĩ miều
Gió đưa duyên đẩy, dật dìu lòng thương
Nhớ khi mô đạp tuyết, giày sương
Bóng trăng nghiêng, mặt trời ngả, khổ trăm đường bạn biết chưa?
Bạn không nhớ khi hồi miếng thuốc gửi, miếng trầu đưa,
Tình không thương sao hẹn sớm hò trưa hỡi mình?
Bạn nói bạn không tham giàu, phú quý coi khinh
Cớ sao bạn phụ nghĩa tình bạn ơi!
Con cá ham mồi lạ, quẩn khúc sông dài
Con chim ham cảnh lạ, đứng hót hoài nhành cây
Gật gù chim gáy lầu tây
Chim ca ơi, chim ca hỡi, lồng đây, hãy trở về. -
Gió đưa kẽo kẹt cành tre
Gió đưa kẽo kẹt cành tre,
Mẹ ngồi tựa cửa bên hè quay tơ -
Gió lên bớ bà Vọng Phu
-
Gió đưa tờ giấy lên mây
Gió đưa tờ giấy lên mây,
Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu.
Yêu nhau thì ném bã trầu,
Chớ ném gạch đá vỡ đầu nhau ra. -
Giở sách ra em sa nước mắt
Giở sách ra em sa nước mắt,
Em quên chữ đầu bài vì nhớ đến anh
– Giở sách ra lệ sa ướt sách,
Quên chữ đầu bài vì nhớ đến em -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Giở Hán ra thấy mặt anh hùng
-
Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Dị bản
-
Bây giờ sông lặng nước yên
-
Bao giờ trúc mọc trên chì
Dị bản
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, Tây thì về Tây.
-
Bao giờ cho được thành đôi
-
Bao giờ đá nổi rong chìm
Bao giờ đá nổi rong chìm,
Muối chua chanh mặn mới tìm đặng em -
Bao giờ cho chuối có cành
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy taDị bản
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Con chim bay vụt qua nhà
Mà biết đực cái thì ta lấy mình
-
Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Dị bản
Bao giờ hết cỏ Tháp Mười,
Nước Nam mới hết những người đánh Tây.
-
Bao giờ núi Ấn hết tranh
-
Bao giờ thiện mã qua sông
-
Bây giờ mận mới hỏi đào
Chú thích
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lầu tây
- Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Chơi chũ đồng âm giữ Hán (triều đại) và háng.
-
- Sông Đồng Nai
- Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Chùa Châu Thới
- Tên chữ là Châu Thới Sơn Tự, một ngôi chùa được dựng từ năm 1662 trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, nằm bên bờ sông Đồng Nai. Sách Gia Định Thành Thông Chí chép: "Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành..."
-
- Đồn
- Chỗ trú đóng của quan chức nhà nước.
-
- Thuế đò
- Một loại phí đường sông do quan chức địa phương yêu cầu các chủ đò phải nộp khi có việc phải đi qua đoạn sông đó
-
- Sen Tịnh Đế
- Chữ Hán là Tịnh Đế liên, đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, vẫn chưa rõ là một loài riêng hay chỉ là hiện tượng dị biến. Về tên của hoa, có người giải thích cho rằng “Tịnh” có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch, liêm khiết; “Đế” có nghĩa là đứng đầu, là cái gốc, hiểu theo nghĩa chung “Tịnh Đế” có nghĩa là đứng đầu các loài hoa về sự thanh tao, thuần khiết. Có người lại cho rằng “Tịnh Đế” có thể bắt nguồn từ việc đây là loài sen quý và hiếm, xưa chỉ dùng để tiến vua nên mới có tên gọi như vậy.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Mỹ Lại
- Một thôn nay thuộc xã Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là quê hương nơi quan đại thần Trương Đăng Quế (1793-1865) trở về hưu trí, về sau có nhiều người thuộc dòng họ Trương làm quan to trong triều đình nhà Nguyễn.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.