Tìm kiếm "Giờ Sửu"
-
-
Anh giơ khăn trắng em cầm
-
Bao giờ cho lợn cạo ngôi
-
Bao giờ nước ngọt đường cay
Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tùDị bản
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
-
Mười giờ tàu lại Bến Thành
-
Bao giờ Long Thọ hết vôi
-
Bao giờ cho lúa trổ bông
Bao giờ cho lúa trổ bông,
Cho chị có chồng, em gặm giò heo
– Giò heo chị để chị treo
Em lấy giò mèo em gặm em chơi -
Bao giờ cho đặng sum vầy
-
Bao giờ cho đặng thảnh thơi
Dị bản
-
Mười giờ quan đã ăn xong
Mười giờ quan đã ăn xong
Cậu bồi cậu bếp đi rong phố phường
Hầu bao rủng rỉnh bạc vàng
Đồng hồ quả quýt, nhẫn vàng đeo tay
Lược ngà, khăn nhiễu, giày Tây
Che ô lục soạn, thắt dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Ngỡ được chúng thấy, chạy theo chuyện trò
Chuyện rồi chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc, cậu cho mấy hào -
Bây giờ tiền hết gạo không
-
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răngDị bản
-
Bây giờ tình lại gặp tình
-
Bây giờ ta lại gặp ta
-
Bây giờ tui biết phận tui
Bây giờ tui biết phận tui
Chỉ là cơm nguội phòng khi đói lòng -
Bây giờ em gặp chàng đây
Bây giờ em gặp chàng đây
Chàng cho em mượn chiếc khăn này làm ghi
Yêu em còn tiếc làm gì
Có cho em mượn, chàng thì đưa đây
Hay là sợ mẹ, sợ thầy
Xin chàng phải nói nước mây em tường
Ví dù chàng có lòng thương
Khăn này sánh với xuyến vàng Nguyệt Nga
Giữa đường gặp gỡ đôi ta
Cùng nhau kết tóc xe tơ vẹn tròn
Mỗi người một nước một non
Vàng kia không tiếc, lại còn tiếc khăn! -
Bao giờ cầu Mống gãy đôi
-
Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi
-
Một giờ ra ngõ ngó trông
Một giờ ra ngõ ngó trông
Ngó lên ngó xuống cũng không thấy chàng
Hai giờ ra đứng đầu làng
Ngó lên ngó xuống không thấy chàng chàng ơi
Ba giờ giả chước đi chơi
Gặp người tình tứ gởi đôi lời nhắn nhe
Bốn giờ gió ủ mây che
Tưởng dè gần bạn ai ngờ mà xa
Năm giờ dời gót về nhà
Ngồi khoanh tay lại vậy mà sầu bi
Sáu giờ đèn hạt lưu ly
Nghĩ đi nghĩ lại không thấy gì người thương
Bảy giờ dọn dẹp trong giường
Đặt lưng xuống chiếu thả thường chiêm bao
Tám giờ tim lửng, dầu hao
Khi đi khi ở biết bao nhiêu tình
Chín giờ nghĩ giận phận mình
Trách răng căn số của mình mần ri
Mười giờ còn biết nói chi
Trách cho con tạo phân ly nghĩa tình
Mười một giờ mây lạc trăng chênh
Ai làm bạn cũ bênh lênh sao đành
Mười hai giờ kêu thấu trời xanh
Ai làm chim tước bỏ nhành lan mai. -
Bao giờ cạn nước Thu Bồn
Chú thích
-
- Ngư phủ
- Người đánh cá (từ Hán Việt).
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Long Thọ
- Một địa danh thuộc làng Nguyệt Biều, nay thuộc phường Thuỷ Biều thành phố Huế. Tại đây có đồi Long Thọ, trên đồi có dựng đình, nơi quàn quan tài các chúa Nguyễn Phúc Thái (1691), Nguyễn Phúc Chu (1725), Nguyễn Phúc Khoát (1765). Đến thời Gia Long thì đổi tên là Long Thọ Cương, dựng đình bát giác và dựng bia đá ghi sự tích. Vào đầu thời Gia Long, triều đình mở lò gạch tráng men sản xuất các vật liệu xây dựng kinh thành Phú Xuân - Huế. Đến năm 1896 nhà tư sản Bogaert đầu tư xây dựng nhà máy vôi Long Thọ sản xuất vôi thủy, xi măng, đồ sành sứ, gốm gạch ca rô...
-
- Sông Đồng Nai
- Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Giao ca
- Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Rượu cúc
- Tên Hán Việt là hoàng hoa tửu, một loại rượu chưng cất từ hoa cúc, được người xưa xem là rượu quý dành cho người biết hưởng thụ.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
(Cảm Tết - Tú Xương)
-
- Phu nhân
- Tiếng gọi vợ hoặc đàn bà có chồng (từ Hán Việt).
-
- Bồi
- Người hầu hạ, giúp việc, thường là nam giới nhỏ tuổi. Từ này có gốc là phiên âm của từ tiếng Anh boy.
Biết thân, thuở trước đi làm quách,
Chẳng kí, không thông, cũng cậu bồi!
(Than nghèo - Tú Xương)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Lục soạn
- Thứ lụa mỏng, trơn, xưa hay dùng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng
(Phú hỏng khoa Canh Tý - Tú Xương)
-
- Mão
- Vật đội đầu (như mũ) trang trọng ngày xưa, được trang trí cầu kì, thường dùng cho vua quan, quý tộc hoặc vào các dịp đặc biệt.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Châu Thị
- Tức Châu Long. Xem chú thích Lưu Bình - Dương Lễ.
-
- Lưu Bình - Dương Lễ
- Tên một truyện thơ Nôm khuyết danh theo thể lục bát, kể về hai người bạn rất thân. Dương Lễ nhà nghèo nên cố công học hành, trong khi Lưu Bình nhà giàu lại lười biếng ham chơi. Sau Dương Lễ đỗ đạt, ra làm quan, còn Lưu Bình thì nhà cửa khánh kiệt. Khi tìm đến nhà Dương Lễ để nhờ giúp đỡ, Lưu Bình bị bạn bạc đãi, lánh mặt không tiếp, chỉ sai người ở dọn cơm hẩm dưa cà cho ăn. Chàng tủi nhục bỏ về, giữa đường gặp một người con gái tên là Châu Long. Nàng khuyên giải và lo liệu cho chàng ăn học. Sau này Lưu Bình đỗ Trạng nguyên, quay về thì không thấy Châu Long đâu. Khi đến phủ của Dương Lễ để mỉa mai trách móc bạn bạc nghĩa, Lưu Bình mới phát hiện ra Châu Long chính là vợ thứ ba của Dương Lễ, và tất cả là mưu kế của bạn để khích cho mình quyết chí tu tỉnh.
Truyện thơ Lưu Bình - Dương Lễ đã được dựng thành các vở chèo, tuồng và truyện thơ theo thể lục bát qua nhiều thời kỳ, và trở thành biểu tượng về tình bạn khắng khít, tình vợ chồng chung thủy.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Làm ghi
- Làm tin, làm dấu, làm quy ước.
Rằng: "Trăm năm cũng từ đây,
"Của tin gọi một chút này làm ghi."
(Truyện Kiều)
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Xuyến
- Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Cầu Mống
- Cây cầu nằm trên quốc lộ 1A bắc qua sông Thu Bồn, nối liền hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên của tỉnh Quảng Nam.
-
- Sông Thu Bồn
- Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Giả chước
- Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
-
- Đèn lưu ly
- Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Mần ri
- Như thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tước
- Chim sẻ (từ Hán Việt).
-
- Ngũ Hành Sơn
- Còn có tên là núi Non Nước, một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng.