Tìm kiếm "Giờ Sửu"
-
-
Gió nam tốc dải yếm đào
-
Gió đưa cây cửu lý hương
-
Gió đẩy đưa cành tơ liễu yếu
-
Gió đưa bông cúc, bông trang
Dị bản
-
Gió đưa bông lách, bông lan
-
Gió đưa bụi chuối tan tành
Dị bản
-
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ
Đừng cho nó xuống, nó rờ mắt tôiDị bản
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ
Mùng ai có rộng, xin ngủ nhờ một đêmĐêm nay trăng sáng lờ mờ
Mùng ai có rộng ngủ nhờ một đêm
-
Gió nam hây hẩy chiều hôm
Gió nam hây hẩy chiều hôm
Xong việc gặt hái, ôm con thả diều -
Giở sách ra hai hàng lụy nhỏ
-
Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Thuyền em đi giữa dòng, anh thấy anh thương -
Gió đưa bụi trúc ngã quỳ
-
Gió khan thổi cạn ruộng đồng
Gió khan thổi cạn ruộng đồng
Biểu em chậm chậm lấy chồng chờ anh -
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
-
Gió đưa bông lách bông lau
-
Gió đưa chú Tửng từng tưng
-
Gió mưa là bệnh của trời
Gió mưa là bệnh của trời
Ruộng khô nước cạn tại người không lo -
Gió đưa cơn buồn ngủ lên bờ
Gió đưa cơn buồn ngủ lên bờ
Mùng ai có rộng xin ngủ nhờ một đêm -
Gió thổi re re, cây tre chộ nguyệt
Dị bản
Gió thổi lao rao, lòng anh đau, dạ anh đớn
Gió thổi le re, cây tre chộ nguyệt
Anh thương em, từ biệt chốn này
-
Giơ cao đánh khẽ
Giơ cao đánh khẽ
Chú thích
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Búp
- Nụ (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng gọi là bông búp.
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Châu thành
- Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Ăng-lê
- Nước Anh hoặc người Anh (từ tiếng Pháp Anglais).
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- A nả
- Xinh đẹp (tiếng Quảng Đông).
-
- Chộ
- Nhạo báng, chọc tức (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).