Tìm kiếm "đắng như"
-
-
Mạt cưa mướp đắng
-
Lâu ni nỏ ẻ đàng, bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được
-
Đêm khuya trăng dọi lầu son
-
Đang yên đang lành đọc canh phải tội
-
Tháng tám có chiếu vua ra
-
Tới đây dầu đói giả no
-
Ai về đường ấy mấy đò
Ai về đường ấy mấy đò
Mấy cầu mấy quán anh cho mượn tiền
Ước gì quan đắp đường liền
Kẻo ta đi lại tốn tiền đò ngang
Em về dọn quán bán hàng
Để anh là khách qua đàng trú chân -
Trời mưa vần vũ gió đông
-
Hai ta thề thốt giữa đàng
Hai ta thề thốt giữa đàng
Vạch cây khắc chữ hỏi chàng nhớ không -
Cầu cao ván yếu gió rung
Cầu cao ván yếu gió rung
Em qua không đặng, cậy cùng có anhDị bản
Cầu cao mỏng ván gió rung
Em sang không được đợi cùng duyên anh
-
Con ếch ngồi ở trong hang
Con ếch ngồi ở trong hang
Gọi khách đi đàng: Trời nắng có giông -
Gặp anh đây bụng mừng phơi phới
-
Đôi ta chẳng đặng sum vầy
-
Bông phù dung sớm nở tối tàn
-
Khi chưa cầu lụy trăm đàng
-
Quan trên tống trát về làng
-
Bớ chiếc thuyền loan, khoan khoan, ngớt mái
-
Gặp anh đi buôn bán giữa đàng
Gặp anh đi buôn bán giữa đàng
Đây mang cái bụng chửa mà anh có thương nàng hay không? -
Cầm cân mà đi mua vàng
Cầm cân mà đi mua vàng
Gặp em giữa đàng, biết lượng làm sao?
Chú thích
-
- Phi cao đẳng bất thành phu phụ
- Không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đây là “chủ trương kén chồng” của các cô gái Hà Nội thời Pháp thuộc (ở thời ấy bằng cao đẳng là rất cao).
-
- Mạt cưa mướp đắng
- Người bán cám trộn lẫn mạt cưa giả làm cám, người bán dưa lấy mướp đắng giả làm dưa. Chỉ sự lừa lọc, bịp bợm.
-
- Lâu ni nỏ ẻ đàng, bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được
- Trước giờ không ỉa ngoài đường (ỉa vất), hôm nay ỉa ngoài đường thì cả làng bắt được. Cả đời không làm việc xấu, nay (vì hoàn cảnh bắt buộc) chỉ lần đầu làm việc xấu thì bị phát giác.
-
- Dọi
- Chiếu, rọi.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thất thế
- Mất thế lực, mất chỗ tựa. Từ chữ Hán thất 失 (mất) và thế 勢 (thế lực).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Canh
- Kinh.
-
- Đang yên đang lành đọc canh phải tội
- Đang yên đang lành vô sự, đón thầy đón sư về tụng kinh (canh) thì lại hóa phải tội với Thần, Phật, và tốn nhiều tiền. Nghĩa bóng: Tự dưng mua việc, hóa lôi thôi vào mình.
-
- Có bản chép tháng tư, có bản chép tháng sáu, tháng chín, hoặc tháng Chạp. Đọc thêm: Tháng nào có chiếu vua ra?
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trẫm
- Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Phù trợ gia cư
- Giúp đỡ, coi sóc việc nhà (chữ Hán).
-
- Thuyền loan
- Có hai cách giải thích:
1. Thuyền có chiếc buồm như cánh chim loan (cũng gọi là buồm cánh dơi). Người xưa đi thuyền dùng thứ buồm này.
2. Đọc trại từ thuyền lan, dịch nghĩa của chữ “lan chu.” Ngày xưa Lỗ Bang (người nước Lỗ thời Xuân Thu) lấy gỗ mộc lan làm thuyền, thường hai đầu nhỏ, giữa to, giống chiếc lá cây lan. Trong văn chương hễ nói đến thuyền thì người ta đệm thêm chữ lan thành thuyền lan (hoặc thuyền loan) cho đẹp lời.