Chỉ vì cách một dòng sông
Cho thuyền xa bến, em không thấy chàng
Tìm kiếm "vì sao"
-
-
Trên vì nước, dưới vì nhà
-
Bởi vì Nam vận ta suy
-
Buồn vì mỏi cẳng đã nhiều
Buồn vì mỏi cẳng đã nhiều
Buồn như con trẻ chơi diều đứt dây -
Cũng vì duyên nợ ba sinh
-
Thú vị tình thâm
-
Ti-vi, tủ lạnh, hon-đa
Ti-vi, tủ lạnh, hon-đa,
Có ba thứ ấy mới ra con ngườiDị bản
Ti-vi, tủ lạnh, hon-đa,
Có ba thứ ấy khám nhà như chơi
-
Tham vì thâm dầm thì đen
Tham vì thâm, dầm thì đen
-
Chồng em vì nước hi sinh
Chồng em vì nước hi sinh,
Cánh tay mất nửa, mối tình còn nguyên. -
Cây cằn vì bởi trái sai
-
Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo
Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo
-
Nhàn cư vi bất thiện
Nhàn cư vi bất thiện
-
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
-
Lỗi lầm vì cá trích ve
Dị bản
Thương em nhớ cá trích ve
Nhớ rau muống luộc, nhớ mè trộn măng
-
Tre già vì bởi nhện giăng
-
Trăng mờ vì đám mây che
-
Trăng lu vì bởi áng mây
-
Chàng ràng vì áo cụt nu
-
Cách nhau vì bởi xích thằng
-
Yêu nhau vì phận duyên thôi
Chú thích
-
- Nam vận
- Vận mệnh của nước Nam.
-
- Đề đốc
- Chức quan võ thời phong kiến, quản lí một đạo binh.
-
- Chưởng cơ
- Một chức quan võ thời nhà Nguyễn, cai quản 500 quân.
-
- Tán tương quân vụ
- Gọi tắt là tán tương, một chức võ quan dưới triều Nguyễn. Lãnh tụ Cần Vương Nguyễn Thiện Thuật từng giữa chức quan này, nên nhân dân cũng gọi ông là Tán Thuật.
-
- Tán lý quân vụ
- Gọi tắt là tán lý, một chức quan văn giúp việc quan võ khi dẹp giặc dưới triều Nguyễn.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Thâm tình
- Tình nghĩa sâu năng (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Cá trích
- Một loại cá biển, mình thon dài, ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ, rất béo, và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Đỉnh chung
- Cái đỉnh và cái chuông đồng, trước đây vua dùng ghi công cho bề tôi. Chỉ sự vinh hoa phú quý.
Ai về nhắn nhủ đàn em bé
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung
(Dỗ người đàn bà khóc chồng - Hồ Xuân Hương)
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Hằng Nga
- Một nàng tiên trong thần thoại Trung Hoa, sống trong cung Quảng Hàn trên mặt trăng. Trong văn học, Hằng Nga hoặc chị Hằng là hình ảnh ước lệ chỉ mặt trăng.
Thần thoại Trung Hoa kể rằng Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai vợ chồng thần tiên sống trên trời. Vào thời cổ đại, Ngọc Hoàng có mười con trai là mười mặt trời, luân phiên soi sáng thế gian. Nhưng vào thời vua Nghiêu, một hôm mười mặt trời lại xuất hiện cùng một lúc, thiêu đốt mặt đất, gây ra hạn hán khủng khiếp. Hậu Nghệ ra tay bắn hạ chín mặt trời để cứu nhân dân, nhưng bị Ngọc Hoàng trừng phạt, đày cả hai vợ chồng xuống làm người trần gian, không cho làm thần tiên nữa.
Hậu Nghệ đi tìm Tây Vương Mẫu ở núi Côn Luân, được Tây Vương Mẫu ban cho một viên thuốc trường sinh và dặn rằng hai vợ chồng chia nhau uống mỗi người nửa viên thì có thể trường sinh bất lão. Hậu Nghệ vui mừng mang thuốc về để vợ chồng chia nhau uống, nhưng Hằng Nga lại lén chồng lấy trộm viên thuốc uống một mình. Do thuốc quá mạnh, vừa uống xong thì Hằng Nga bay vút lên trời, bay mãi cho đến khi đến mặt trăng mới đáp xuống. Từ đó Hằng Nga sống trên cung trăng.