Nhìn nàng, lụy nhỏ thấm bâu
Nhạn bay cao bắn vói, cá ở ao sâu câu ngầm
Tìm kiếm "mặt trời"
-
-
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Nước mắt đã trào, rơi xuống bỏng tay -
Em ơi thân thể anh đây
Em ơi thân thể anh đây
Lờ đờ mắt lớn, tối ngày sáng đêm -
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Nhìn giặc xuyên suốt từ chân đến đầu
Nhìn anh như có phép màu
Như xoa như bóp chỗ đau lại lành. -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ bấm chớ nháy, người ta chê cườiDị bản
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ có liếc lại, người ta biết tìnhYêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trai khôn lắm nước đái
-
Lên mặt xuống chân
-
Thề mắt thắt dối
-
Bưng mắt bắt chim
-
Được lòng đất mất lòng đò
-
Ma bắt coi mặt người ta
-
Tiền chì hai mặt
-
Đặng phe của mất phe con
-
Bờ xôi ruộng mật
-
Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy
-
Nằm gai nếm mật
-
Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy
Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Những người mắt phượng mày ngài
-
Ăn mật trả gừng
-
Những người thắt đáy lưng ong
Những người thắt đáy lưng ong
Ðã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những ngưòi béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày
Chú thích
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lên mặt xuống chân
- Mặt vênh lên, chân giẫm xuống. Chỉ dáng điệu kiêu ngạo.
-
- Thề mắt thắt dối
- Thề vặt, thề dối, thề cho qua chuyện.
-
- Bưng mắt bắt chim
- Chuyện dễ làm ra khó. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình Tịnh Của)
-
- Được lòng đất mất lòng đò
- Được lòng người ngày thì mất lòng người kia. Ở vào tình thế khó xử, không thể làm vừa lòng tất cả mọi người.
-
- Ma bắt coi mặt người ta
- Nhìn vẻ ngoài xem có dễ ăn hiếp không.
-
- Chì
- Lì, mòn.
"Đêm ở nhà Sơn, tôi thấy anh uống rượu rất chì, râu mép đen dày, mắt lim dim, hút pipe, áo khoác kaki bốn túi, đúng là Parisien, và khi rượu đã thấm... anh bỗng ngâm thuộc lòng bài Hành Phương Nam dài của Nguyễn Bính." (Kỉ niệm cùng Võ Đình - Đinh Cường)
-
- Tiền chì hai mặt
- Mặt chai lì, không biết xấu hổ.
-
- Đặng phe của mất phe con
- Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
-
- Bờ xôi ruộng mật
- Ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu.
-
- Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy
- Ai làm việc dở thì người ấy xấu mặt, xã hội không phải chịu trách nhiệm về những việc làm của cá nhân.
-
- Nằm gai nếm mật
- Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu Ngọa tân thưởng đảm, xuất phát từ một điển tích trong chiến tranh Ngô-Việt vào thời Xuân Thu của Trung Quốc. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục, kể cả việc phải nếm phân của Phù Sai. Khi được thả về, ông thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng nếm để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh lấy được Ngô.
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Mày ngài
- Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.
-
- Ăn mật trả gừng
- Ăn thứ ngon ngọt, trả thứ đắng cay. Ý nói được người đối đãi tử tế, lại đối xử với người không ra gì.