Dốc lòng chờ đợi bông sung
Bông sung chưa nở ta dùng bông sen
Dốc lòng chờ đợi bông sung
Dị bản
Dốc lòng đi bẻ cây sung
Bỗng sung không có tạm dùng bông sen
Tới đây lạ hết không quen
Trước chào công tử làm quen vui vầy
Dốc lòng đi bẻ cây sung
Bỗng sung không có tạm dùng bông sen
Tới đây lạ hết không quen
Trước chào công tử làm quen vui vầy
Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm
Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời
Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay
Tiếc cây cội lớn không tàn
Tiếc vườn cúc rậm cả ngàn không bông
– Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa
Đố anh ba chữ thờ cha chữ nào?
– Chữ trung anh để thờ cha
Chữ hiếu thờ mẹ, chữ hòa thờ em.
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như cứt bò khô.
Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
Tháng ba trời hạn sen tàn
Đêm nằm trải lá gan vàng đợi anh
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)
Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.