Tìm kiếm "MƯA NGÂU"

Chú thích

  1. Ông ầm
    Một tên gọi dân gian của hổ.
  2. Bể
    Biển (từ cũ).
  3. Cót
    Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.

    Đan cót

    Đan cót

  4. Dương Xá
    Tên Nôm là làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng nằm bên dòng sông Mã, cạnh ngã ba Đầu. Đây là quê hương của Dương Đình Nghệ, người anh hùng đã khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm, và là bố vợ của Ngô Quyền.
  5. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  6. Cuông
    Công (phương ngữ Nghệ An-Hà Tĩnh).
  7. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  8. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  9. Chân cò tay nhện: Cơ thể yếu ớt, tay chân lẻo khoẻo.
  10. Lỗ Ban
    Được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có nguồn dẫn rằng ông là một thợ mộc rất giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN), tên là Ban, nên gọi là Lỗ Ban (ông Ban người nước Lỗ). Theo dân gian, trong nghề mộc có “bùa Lỗ Ban” do những người thợ mộc dùng ếm cho chủ nhà phải gặp tai ương.
  11. Đồng Bay
    Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
  12. Tam Đảo
    Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

    Tam Đảo trong sương

    Tam Đảo trong sương

  13. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Người làng Bàn Giản (Lập Thạch) ở về phía tây Tam Đảo thấy mưa Tam Đảo cứ ung dung đi cày vì không mưa tới; nhưng thấy cơn mưa đồng Bay (xã Đồng Ích) phía tây nam Bàn Giản thì sẽ mưa ngay.
  14. Cẩm Nang
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cẩm Nang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  15. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Cử Nại
    Tên Nôm là kẻ Nại, một làng nay thuộc xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  17. Kẻ Quát
    Một làng nằm về phía tả ngạn sông Ngàn Phố, thuộc địa phận xã Sơn Giang huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  18. Xuân Trì
    Tên Nôm là kẻ E, một làng nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  19. Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.

    Nò cá (nò sáo)

    Nò cá (nò sáo)

  20. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  21. Tam Quan
    Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.

    Dừa Tam Quan

    Dừa Tam Quan

  22. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.
  23. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  24. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  25. Trai (gái) tơ
    Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
  26. Có bản chép: thâu, suốt.
  27. Có bản chép: ban đêm.
  28. Giú
    Giấu (phương ngữ Trung Bộ), cách ép cho chín một số loại trái cây như mít, chuối, vú sữa, mãng cầu... bằng cách lèn rơm, ủ cho ấm. Thường chỉ trái cây đã già mới được giú. Trái cây còn non mà giú thì gọi là giú ép, và khi chín thì gọi là chín ép.