Khôn ngoan đến cửa quan mới biết
Giàu có ba mươi tết mới hay
Tìm kiếm "đèn"
-
-
Sông không đến
-
Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời
-
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngàyDị bản
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
-
Con quạ đen con cò trắng
Con quạ đen con cò trắng
Con ếch ngắn, con rắn dài
Em trông anh trông mãi, trông hoài
Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên -
Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy
Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy
-
Văn minh đèn điện sáng lòe
Văn minh đèn điện sáng lòe
Thông thương kĩ nghệ mọi bề chấn hưng
Chỉ cánh áo ngắn khốn cùng
Làm lụng suốt tháng vẫn không đủ dùng
Bữa cơm, bữa cháo nhạt nhùng
Thôi đành nheo nhóc bọc đùm lấy nhau -
Vợ anh đen lắm anh ơi
Vợ anh đen lắm anh ơi
Đem ra chỗ nắng mà phơi cho giòn
Thóc phơi ba nắng thì giòn
Vợ anh ba nắng sắp đòn mà khiêng -
Học trò đèn sách hôm mai
-
Một nhát đến tai, hai nhát đến gáy
Một nhát đến tai,
Hai nhát đến gáy -
Qua sông đến bến
Qua sông đến bến
-
Bấy lâu đến ngọn sông chờ
-
Cô kia đen thủi đen thui
-
Trăng lên đến đó, bạn tề
-
Trăng lên đến đó rồi tề
-
Chưa đi đến chợ thì ngây
Chưa đi đến chợ thì ngây
Đã đi đến chợ thì hay mọi điều -
Dầu tu đến cõi Thiên Thai
-
Con quạ đen
-
Người bớt đen lắm ló
Dị bản
-
Đã đi đến quán thì nằm
Đã đi đến quán thì nằm
Con ve kêu không sợ, con hùm gầm không lo
Chú thích
-
- Hào
- Giỏi, tài trí hơn người.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thiên Thai
- Tên một ngọn núi trong truyện Lưu Thần - Nguyễn Triệu đời nhà Hán (Trung Quốc). Nhân tiết Đoan Dương (5-5 âm lịch), hai người vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc, gặp tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Khi về đến quê hương thì Lưu - Nguyễn thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa.
Thiên Thai được dùng để chỉ cảnh tiên. Việt Nam ta cũng có một câu chuyện tương tự là Từ Thức gặp tiên.
Nghe bản nhạc Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao.
-
- Đụng
- Gặp phải (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Diên Sanh
- Tên Nôm là kẻ Diên, một làng xưa thuộc xã Diên Thọ, huyện Lợi Điều, châu Thuận Hóa, nay thuộc xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có những địa danh như làng Diên Sanh, chợ Diên Sanh (chợ Kẻ Diên), chùa Diên Thọ, chùa Diên Bình, chùa Diên Phước, nhà thờ Diên Sanh...