Làm người phải biết cương thường
Xem trong ngũ đẳng quân vương đứng đầu
Thờ cha kính mẹ trước sau
Anh em hòa thuận mới hầu làm nên
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền
Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng
Tìm kiếm "trung thu"
-
-
Đồn đây có gái hát tài
-
Đầu làng có cây chuối
Đầu làng có cây chuối
Cuối làng có cây đa
Ngã ba có cây đại hồng
Con gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Con trai chưa vợ ruột tợ trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Thương ai cũng vậy thương anh cho rồiDị bản
Gái chưa chồng gái hay đi chợ
Trai chưa vợ ruột tợ trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Thương ai cũng vậy, thương anh cho rồi.Đầu giồng có bụi chuối
Cuối giồng có cây đa
Ngã ba đường cái có cây tơ hồng
Con gái chưa chồng, cái lòng hực hở
Con trai chưa vợ, ruột thắt tầm canh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Ưng đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi
-
Vè chăn vịt
Thân tôi coi vịt cực khổ vô hồi
Sáng ra ngồi trông trời mau xế như chúa trông hiền thần
Hai cẳng lần lần như Địch Thanh thắng trận
Quần áo chưa kịp bận như Tào Tháo bị vây
Tay cầm cái cây như Tề Thiên cầm thiết bảng
Vịt chạy qua bờ ngăn đón cản như Tiết Nhơn Quý rượt Cáp Tô Văn
Quần bận còn xăn như Uất Trì tắm ngựa
Vịt ăn ngồi dựa bóng tùng như Tần Thúc Bảo lúc bệnh đau
Vịt chạy đuổi lao xao như La Thông tảo Bắc
Tối về nhà đèn chưa tắt như đãi yến công nương
Ngày ra tới đứng ngoài đường, chiều về như Phàn Lê Huê nhập trại. -
Vè chợ Lường
Chợ Lường họp lại vui thay
Đàng đông lúa gạo, đàng tây tru bò
Xã đã khéo lo
Lập lều hai dãy
Hàng sồi hàng vải
Thì kéo lên đình
Hàng xén xung quanh
Hàng thịt hàng lòng ở giữa
Ngong vô trửa chợ
Chộ thị với hồng
Dòm ngang xuống sông
Chộ thuyền với lái
Ngong sang bên phải
Chộ những vịt gà
Hàng nhãn, hàng na
Hàng trầu, hàng mấu
Hàng ngô, hàng đậu
Hàng mít, hàng cà
Hàng bánh, hàng quà
Hàng chi có cả
Rồi nào hàng cá
Hàng bưởi, hàng bòng … -
Trông ra chính thực con trâu
-
Thương anh thì cũng muốn thương
– Thương anh thì cũng muốn thương
Sợ truông cát nóng, sợ đường đá dăm
– Cát nóng anh cõng em đi
Đá dăm anh lặt, can gì em lo.Dị bản
-
Trời xanh muối trắng cát vàng
-
Đồng xanh điểm trắng cánh cò
-
Đôi bên là kẻ thuộc quen
Đôi bên là kẻ thuộc quen
Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau. -
Chiều chiều én lượn Truông Mây
-
Sông Tô nước chảy trong ngần
-
Lời nguyền dưới nước trên trăng
Lời nguyền dưới nước trên trăng
Không ai thương nhớ cho bằng đôi ta
Đường đi xa lắm ai ơi
Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông -
Anh ngó lên mây bạc chín từng
-
Tới đây hò thử mà chơi
– Tới đây hò thử mà chơi
Giỏ thưa gánh nước chẳng rơi hột nào?
– Anh ơi đừng nói lừng khừng
Giỏ thưa gánh nước bỏ thùng vô trong! -
Cây suôn đuồn đuột
-
Sông Tiền cá lội xòe vi
Dị bản
-
Bước lên cầu ván cong vòng
Dị bản
Bước lên cầu ván, miếng ván cong vòng,
Thấy em mê bạc, trong lòng hết thương.
-
Ở náu nương chờ người quân tử
-
Làm thì so chẳng bằng ai
Làm thì so chẳng bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong nhàDị bản
Làm thì chẳng muốn bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong làng
Chú thích
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Ngũ đẳng
- Năm đẳng cấp phong cho quan chức thời phong kiến, theo thứ tự từ trên xuống thấp là công, hầu, bá, tử, nam. Trên ngũ đẳng là vương. Cách phân cấp này bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại.
-
- Hầu
- Mong (thực hiện được điều gì đó).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Đại hồng
- Một loại sứ có hoa màu đỏ, to. Thân nhánh màu xanh xám, lá thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt. Cây thường được trồng làm cảnh, rất siêng hoa (có hoa quanh năm).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Hiền thần
- Người bầy tôi giỏi (trong xã hội phong kiến).
-
- Địch Thanh
- Một danh tướng của nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Tiết Nhơn Quý
- Một danh tướng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hóa kinh kịch Trung Quốc. Hình ảnh Tiết Nhơn Quý được thần thoại hóa thành "tướng tinh cọp trắng" và có nhiều câu chuyện dân gian xung quanh nhân vật này.
Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.
-
- Cáp Tô Văn
- Tướng tài của nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay). Theo chuyện ghi trong bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông sau được dựng thành tuồng và cải lương ở nước ta, trong chuyến xuất đại binh chinh phạt của vua Trung Quốc đời Đường là Đường Thái Tông, Cáp Tô Văn đánh bại tất thảy các tướng nhà Đường nhưng cuối cùng thua dưới tay Tiết Nhơn Quý, chặt đầu mình tự vẫn.
-
- Uất Trì Cung
- Một danh tướng thời Đường bên Trung Hoa. Ông họ Uất Trì tên Cung, tên chữ là Kính Đức, nổi tiếng có sức mạnh phi thường, phò tá vua Đường Thái Tông rất trung thành. Hình tượng Uất Trì Cung trong quan niệm dân gian Trung Hoa là một viên tướng mặt đen như than, cùng với Tần Quỳnh (mặt vàng) là hai vị thần giữ cửa (môn thần) trong tín ngưỡng truyền thống.
-
- Tần Thúc Bảo
- Danh tướng nhà Đường dưới thời Đường Thái Tông, là một trong những khai quốc công thần của nhà Đường, được dân gian tôn làm Môn Thần (thần giữ cửa) và được tiểu thuyết hoá trong nhiều tác phẩm văn học và sân khấu-điện ảnh.
-
- La Thông
- Một danh tướng đời Đường trong tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc La Thông tảo Bắc kể việc La Thông kéo quân lên cứu Đường Thái Tông bị vây khốn ở Bắc Phiên. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành một vở cải lương cùng tên (còn có tên khác là "Công chúa Đồ Lư"), được nhân dân ta, đặc biệt là người miền trong, ưa chuộng. Nhân vật La Thông cũng được nhắc đến trong các vở tuồng cổ Tiết Nhơn Quý chinh Đông và Tiết Đinh San chinh Tây.
-
- Phàn Lê Huê
- Một nữ tướng thời Đường, vợ của Tiết Đinh San, cũng là một danh tướng trong dã sử Trung Quốc. Phàn Lê Huê là nhân vật chính trong nhiều vở tuồng và cải lương biên soạn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc ở nước ta.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.
-
- Chợ Lường
- Tên dân gian của chợ Đô Lương, một ngôi chợ nay thuộc địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thời Pháp thuộc, chợ là địa điểm tập trung dân phu để đi làm đường. Đến bây giờ, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập trong vùng.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Lụa sồi
- Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
-
- Hàng xén
- Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Ngong
- Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Mấu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mấu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Lặt
- Nhặt (phương ngữ).
-
- Đèo Tùm Lum
- Một con đèo nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Đèo gồm những đồi dốc nhỏ, nằm sát biển, bên ngoài đèo Đá Dăm trên hướng từ Mũi Điện Kê Gà đi Phan Thiết. Ngày xưa đây là khu vực hoang sơ, ít người dám đi, nhưng những năm gần đây thì đèo đã được cải tạo thành khu nghỉ dưỡng.
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Lầm than
- Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Truông Mây
- Một địa danh của tỉnh Bình Định, ngày nay thuộc địa phận xóm Ba, thôn Phú Thuận, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân. Đây là nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ 18 do chàng Lía khởi xướng. Có tên gọi như vậy vì nơi đây trước kia là một cái truông có nhiều mây rừng mọc dày.
-
- Lía
- Dân gian còn gọi là chàng Lía, chú Lía, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống ách thống trị của nhà Nguyễn vào thế kỉ 18 nổ ra tại Truông Mây, Bình Định. Có giả thuyết cho rằng ông tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Tương truyền sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông uất ức bỏ lên núi và tự sát.
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Tiền Giang
- Tên một nhánh của sông Cửu Long, gồm có bốn nhánh nhỏ hơn đổ ra biển Đông qua sáu cửa là Tiểu, Đại, Ba La, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Trên lãnh thổ Việt Nam, Tiền Giang chảy qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
-
- Vi
- Vây.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Tỉ
- So sánh, ví dụ, giống như.
-
- Tiền Đường
- Sông Tiền Đường, còn có tên cổ là Chiết Giang, Khúc Giang hay Chi Giang, là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là địa bàn của nước Việt cổ trong lịch sử Trung Hoa, là nơi phát nguyên của văn hóa Việt bên Trung Hoa. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc.
-
- Cầu ván
- Cầu được lát bằng những tấm ván nằm ngang. Đây là một loại cầu rất thường gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, cùng với cầu khỉ, cầu dừa và cầu tre.