Cái gì chỉ có một đầu
Có mồm không mắt, đeo râu xồm xoàm
Khỏe đứng thẳng, nhọc nằm ngang
Thất thường tính khí họ hàng không ưa
Của lạ xài mấy cũng vừa
Của nhà thì cứ dây dưa khất lần
Tìm kiếm "thất tịch"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp ra
-
Anh mong đi giã thuyền nào
-
Chợ nào vui bằng chợ Gò
-
Đồng ếch đồng ác
Đồng ếch đồng ác
Con đã về đây
Giường chiếu chẳng có
Thiệt thay trăm đường
Ban ngày ếch ở trong hang
Đêm khuya thanh vắng xở xang ra ngoài
Trời cho quan tướng nhà trời
Thắt lưng bó đuốc tìm tôi làm gì
Tìm tôi bắt bỏ vào thời
Tôi kêu ì ộp, chẳng rời tôi ra
Sáng rạng ngày ra
Con dao cái thớt xách mà đem băm
Ba thằng cầm đũa nhăm nhăm
Thằng gắp miếng thịt, thằng nhằm miếng da
Một thằng gắp miếng tù và
Nó thổi phì phà, nó lại khen ngonDị bản
Hồn ếch ta đã về đây
Phải năm khô cạn, ta nay ở bờ
Ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưa lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngóe con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ sơn son mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bè rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là chú thằng Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào, ơi hỡi đắng cay!
-
Dù xanh mà gặp võng điều
-
Con Nguồn Dinh cá kình cá chép
-
Tiếng đồn chàng hay chữ
-
Tôi lạy vua lạy chúa trước đình
-
Ai kêu ai réo bên sông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thấy anh chúm chím miệng cười
-
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Em xa anh, em chan nước mắt thay canh.
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân -
Hai ngang ba phết
Hai ngang ba phết,
Từ Hà Nội cho đến kinh thành
Quan sầu dân thảm hỏi anh chữ gì?
– Hai ngang ba phết là chữ thất,
Thất là thất thủ kinh đô,
Quan sầu dân thảm vì mưu đồ ông Quận thâm.Dị bản
-
Gởi thơ một bức
Gởi thơ một bức
Đêm nằm thổn thức, dạ những luống trông
Biết làm sao cho vợ gặp chồng
Cho én hiệp nhạn
Gan teo từng đoạn, ruột thắt chín từng
Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân ngãi, xin đừng tiếng chiDị bản
-
Tới nơi đây lỡ chợ, lỡ đò
-
Tôi đi lên cũng gặp chị
-
Năm một nghìn không trăm mười
Năm một nghìn không trăm mười
Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa
Về Thăng Long dựng kinh đô
Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha
Lâu đài thành quách nguy nga
Có phố, có chợ thật là đông vui
Có sông Hồng thuyền tới lui
Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen
Cửa ô, xóm phố nối liền
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì -
Nhất chờ, nhì đợi, tam mong
-
Vè cây
Vo vỏ vò vo
Cây nhỏ cây to
Cây cò đậu
Cây sáo sậu trèo
Cây rắn leo
Cây mèo nhảy
Cây gãy cành
Cây xanh lá
Cây xây rạ
Cây chồng rơm
Cây đơm quả
Cây xả hương
Cây bám tường
Cây cắm đất
Ta ngồi ta nói thật … -
Cha mẹ giàu thì con thong thả
Chú thích
-
- Sún
- Trẻ chưa có răng, cha mẹ thường nhai thức ăn cho mềm rồi mớm vào mồm trẻ. Cũng nói: chim mẹ sún mồi cho con.
-
- Chừng ni
- Chừng này (phương ngữ miền Trung).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đi giã
- Đi câu (từ cũ).
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Sắm sanh
- Sắm sửa, chuẩn bị (từ cũ).
-
- Chợ Gò Công
- Tên ngôi chợ cũ thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nay đã được dời về vị trí cách đó chừng 100m, dưới chân cầu Long Chánh.
-
- Bánh cuốn
- Loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (bánh không có nhân ở miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm, khi ăn thường kèm thêm giò, chả lụa, hay chả quế. Bánh cuốn Thanh Trì có lẽ là nổi tiếng nhất, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Bánh khô
- Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.
-
- Bánh nổ
- Một loại bánh đặc sản của miền Trung. Bánh làm bằng gạo nếp rang cho nổ bung ra (nên có tên là bánh nổ), trộn với nước đường nấu sôi và gừng giã nhỏ, cho vào khuôn hình chữ nhật. Bánh ăn có vị ngọt của đường, bùi của nếp và cay của gừng.
-
- Bánh bèo
- Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...
-
- Xở xang
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xở xang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thời
- Cái giỏ cá (phương ngữ).
-
- Tù và
- Dạ dày ếch, hay được chế biến thành các món ăn.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Con Nguồn Dinh
- Chỉ những người sinh ra và lớn lên ở nội thành Huế.
-
- Cá kình
- Cá voi. Trong thơ văn cổ, hình ảnh cá kình thường tượng trưng cho những người mạnh mẽ hoặc hung tợn.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Con Nguồn Bồ
- Chỉ những người Huế sinh ra và lớn lên ở nơi khác hoặc ở ngoại thành, ví như dòng sông Bồ từ Lại Bằng, Phú Ốc chảy quanh co bao bọc phía Đông Bắc thành phố Huế.
-
- Ngọt ngay
- Cũng nói là ngọt ngây, cách nói của Trung và Nam Bộ để mô tả vị ngọt đậm đà.
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
(Hành trình trên đất phù sa - Thanh Sơn)
-
- Cầu Nước Mặn
- Một cây cầu bắc ngang qua một con suối chảy từ Phụng Du xuống sông Tam Quan, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Có ý kiến cho rằng tên cầu như vậy vì trước đây sông Tam Quan đáy còn sâu, cửa còn rộng, mỗi khi có triều lớn, nước biển mặn dâng lên tới tận Phụng Du. Theo thời gian, cửa sông hẹp lại và lòng sông bị bồi lấp, đầy dần lên, nước mặn không lên cao được nữa, nhưng tên cầu vẫn giữ nguyên.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Mặn chằng
- Cũng viết là mặn chằn, cách nói miêu tả vị mặn gắt ở Trung và Nam Bộ.
-
- Đề Gi
- Một làng biển thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nằm ngay cửa nơi vịnh Nước Ngọt ăn thông ra biển. Đề Gi nổi tiếng với nghề làm muối và nước mắm, và hiện nay cũng đang là một cảng biển tấp nập.
-
- Nước Ngọt
- Tên chữ là Đạm Thủy, một cái đầm nằm trên ranh giới phía Đông của xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, đồng thời cũng là tên mũi đất ở đó. Người ta kể rằng, vào thời kỳ Nguyễn Ánh đang phải trốn chạy quân Tây Sơn, có lần hết nước uống, phải cho thuyền cập cửa Đề Gi nhưng không dám vào làng gặp dân vì sợ bị lộ. Nước đầm mặn không uống được, ông ngửa mặt lên trời khấn: "Nếu mệnh trời của họ Nguyễn chưa dứt thì xin ban cho nước ngọt," rồi cho đào sâu xuống thì gặp mạch nước ngọt, vì vậy thành tên đầm.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Ngôi
- Chức vị, cấp bậc.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Ngoắc
- Vẫy (phương ngữ).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Chỉ trận Kinh thành Huế.
-
- Nguyễn Văn Tường
- Một nhân vật lịch sử của nước ta vào cuối thế kỉ 19. Ông sinh năm 1824 tại Triệu Phong, Quảng Trị, làm quan đến chức phụ chính đại thần dưới triều Nguyễn, chủ trương đánh Pháp. Năm 1874, do tình thế bắt buộc, ông phải đại diện triều đình kí kết hòa ước Giáp Tuất, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1884, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Năm 1885, trận Kinh thành Huế thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua bôn tẩu khắp nơi. Sau ông về trở về hợp tác với Pháp, chịu nhiều nghi kị. Sau ông bị đày đi Tahiti và mất ở đó vào ngày 30/7/1886.
Từng có nhiều nhận xét khen chê của hậu thế về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường, nhưng cho đến nay đã thống nhất: ông là người có công với dân tộc.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dừ
- Giờ, bây giờ. Còn đọc là giừ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Luống
- Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Lý Thái Tổ
- Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Đất rồng
- Đất có vị trí địa lí thuận lợi, theo thuật phong thủy.
"... ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."
(Chiếu dời đô)
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.