Chồng bát chồng đĩa chồng sứ chồng sành
Chồng ở chẳng lành, chồng ra bờ tre
Tìm kiếm "chú bán dầu"
-
-
Lạt mục vì bởi tre non
-
Chán chường cho chị chưa chồng
-
Dân đất Bắc
-
Chim đại bàng bay ngang chợ Đệm
-
Người ta tuổi ngọ tuổi mùi
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Mà sao tôi lại ngậm ngùi tuổi Thân
– Tuổi Thân thì mặc tuổi Thân
Sinh đúng giờ Dần, vẫn cứ làm vuaDị bản
Video
-
Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
-
Lù rù như chuột chù phải khói
-
Vườn hoa quả thị má hồng
Vườn hoa quả thị má hồng
Mận mơ quấn quýt đèo bòng cho cam -
Đờn cầm đờn sắt đờn ca
-
Hôm qua qua hứa qua qua
-
Ai xô ông Tể mà ông Tể Ngã
-
Cang thường ba má biểu đừng
-
Dở dang, dang dở vì sông
-
Tưởng tơ, tơ tưởng vì tơ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nồi ba nấu cháo ba ba
-
Cầm đàn gảy khúc nam thương
-
Ngồi buồn nói chuyện trên non
-
Đến đây hỏi khách nhà nông
-
Cây luồng mà bỏ u rê
Chú thích
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Sầu tây
- Sầu riêng, nỗi niềm riêng.
-
- Bài này nhắc đến việc xây thành Gia Định, hay thành Sài Gòn (còn được biết đến với tên thành Phiên An) vào đầu thế kỉ 19. Xem thêm về thành Gia Định trên Wikipedia.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Luống
- Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lỗ
- Trổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngụy
- Lạ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Xàng xê
- Đung đưa, đảo qua đảo lại để gợi tình (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng nói là xàng xự.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Trúc
- Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đơm
- Đặt bẫy để bẫy chim, cò.
-
- Chu Vũ Vương
- Tên thật là Cơ Phát hay Tây Bá Phát, vị vua sáng lập nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc sau khi lật đổ nhà Thương. Nhà Chu tồn tại được 867 năm, là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Phong tình
- Tính trăng hoa, lẳng lơ. Có thể hiểu rộng là tình cảm nam nữ nói chung.
Chẳng ngờ gã Mã giám sinh,
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
(Truyện Kiều)
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Tam tam như cửu
- Ba nhân ba là chín.
-
- Nhị nhị như tứ
- Hai nhân hai là bốn.
-
- Nam thương
- Tên một khúc nhạc trong nghệ thuật ca trù. Khúc Nam thương có giai điệu ai oán, não nề nên cũng được thổi bằng kèn trong các đám tang.
-
- Bài ca dao này lấy ý từ tích Mạc Đĩnh Chi khi đi sứ Trung Quốc bị thách đối "Si, mị, võng, lượng, tứ tiểu quỷ" (theo Hán tự thì trong bốn chữ Si (li) 魑, Mị 魅, Võng 魍, Lượng 魉 đều có chữ Quỷ 鬼) đã đối lại "Cầm, sắt, tì, bà, bát đại vương" (Cầm 琴, Sắt 瑟, Tì 琵, Bà 琶, mỗi chữ đều có hai chữ Vương 王, cộng lại thành tám). Tuy nhiên, độ chân thực của tích này còn nhiều nghi vấn.
-
- Thầy
- Cách gọi học trò ở một số vùng của Trung và Nam Bộ trước đây.
-
- Chuyện bao đồng
- Chuyện linh tinh, không có liên quan đến việc chính cần làm hoặc điều cần bàn đến.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Luồng
- Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.