Anh đi lên Bảy Núi
Anh chạy thẳng núi Tà Lơn
Căn nợ keo sơn, thấu đến ông Trời
Ngó lên trời thấy trời cao
Ngó xuống đất thấy đất thấp
Anh đến tam cấp
Lập cửu trùng đài
Thời hư trời khiến, anh lập hoài cũng phải nên.
Tìm kiếm "Núi Dinh"
-
-
Bốn thầy trò lên núi thỉnh kinh
Bốn thầy trò lên núi thỉnh kinh
Cái bụng chình ình là Trư Bát Giới
Cái mặt phơi phới là quỷ Sa Tăng
Cái mặt lăng nhăng là Đường Tam Tạng
Cái mặt liều mạng là Tôn Ngộ Không
Cái mặt có lông là Tam Thái Tử
Cái mặt hung dữ là Hồng Hài Nhi
Ai cầm cái li là Quan Âm Bồ Tát
Ai cầm cái bát là Phật Tổ Như Lai
Ai mà hay sai là Ngọc Hoàng Thượng Đế -
Trèo lên Hòn Kẽm núi cao
-
Chim buồn chim bay vào núi
-
Sớm mai chàng hóa con chim trống đứng dựa bìa núi
-
Sông tròn vành vạnh, núi lạnh như tiền
-
Con chim buồn, chim bay về núi
-
Trống điểm ba, con trăng đà xế núi
-
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Dị bản
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây
-
Bảy làng Kẻ Đám, tám làng Kẻ He, không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước
-
Cây suôn đuồn đuột
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thuở bé anh có học phép tiên
Thuở bé anh có học phép tiên
Núi sơn lâm anh đã dạo, hang hổ quyền anh đã xoi -
Đã sinh ra kiếp đàn ông
Dị bản
Đã sinh ra kiếp con trai
Đèo cao núi thẳm sông dài quản chi.
-
Hang sâu cây lá rậm rì
-
Đôi ta như nút với khuy
Đôi ta như nút với khuy
Như mây với núi, biệt ly không đànhDị bản
Đôi ta như cúc với khuy,
Như kim với chỉ, bỏ đi sao đành?
-
Công em gánh gạch đền đây
Công em gánh gạch đền đây
Chẳng đắp nên núi cũng xây nên tường
Công em gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Ví dầu chẳng được thắp hương
Thì em đạp đổ bức tường em raDị bản
Công tôi gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Chả tin, lên hỏi ông thầy
Gạch này ai gánh, chùa này ai xây?
-
Má hồng bồng kiếm ra oai
-
Tới đây gặp bậu sướng thay
-
Mẹ dài lại đẻ con tròn
-
Đã rằng là nghĩa vợ chồng
Chú thích
-
- Thất Sơn
- Còn có tên là Bảy Núi, chỉ hệ thống 37 ngọn núi mọc giữa đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm trong địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi tiêu biểu được dùng để gọi tên cả dãy Thất Sơn bao gồm: Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Phụng Hoàng, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước. Hiện nay chưa rõ vì sao tên Bảy Núi lại được dùng.
-
- Tà Lơn
- Tên người dân Tây Nam Bộ gọi núi Bokor, nay là công viên quốc gia Bokor, thuộc tỉnh Kampot của vương quốc Campuchia. Nằm ở độ cao 1.080m so với mực nước biển, cao nguyên Bokor có diện tích 1580 km2, là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Núi Bokor có nhiều hang động thâm u, kỳ bí đã dựng nên nhiều truyền thuyết về những hảo hán, giang hồ lặn lội từ Việt Nam sang để luyện bùa chú, học võ. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Kampot, Campuchia. Bokor theo tiếng Khmer nghĩa là cái gù của con bò, xuất phát từ hình dáng của núi.
-
- Cửu trùng đài
- Nghĩa đen là tòa tháp cao chín tầng, chỉ nơi tôn nghiêm, cao quý.
-
- Trư Bát Giới
- Một trong ba đồ đệ phò tá Đường Tam Tạng đi Tây Thiên lấy kinh trong truyện Tây Du Ký. Vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên đình, vì say rượu và trêu ghẹo Hằng Nga mà y bị đày xuống hạ giới trong bộ dạng nửa người nửa lợn với tính cách lười biếng, tham ăn, mê sắc dục, và hay đố kị với Tôn Ngộ Không. Bát Giới có tổng cộng 36 phép biến hóa thần thông, sử dụng vũ khí là cái bồ cào.
-
- Sa Ngộ Tịnh
- Thường gọi là Sa Tăng, đồ đệ út (sau Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới) của Đường Tam Tạng trong tiểu thuyết Tây Du Ký. Y vốn lãnh chức Quyển Liêm Đại Tướng trên thiên đình, chuyên coi rèm cho Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì say rượu đánh vỡ chén lưu ly ở hội Bàn Đào mà bị đày xuống sông Lưu Sa làm thủy quái, rồi sau được Đường Tăng thu phục, chuyên gánh đồ đạc và giữ ngựa Bạch Long trên đường thỉnh kinh. Sa Tăng có 18 phép thuật, giỏi chiến đấu dưới nước, và dùng vũ khí là một cây bảo trượng nặng 5.048 cân.
-
- Huyền Trang
- Thường gọi là Đường Tam Tạng hoặc Đường Tăng, một cao tăng sống vào thời Đại Đường ở Trung Quốc (nên cũng gọi là Đường Huyền Trang). Ông tên tục Trần Huy (Trần Vĩ hoặc Trần Y), sinh khoảng năm 602-604 tại Lạc Châu, huyện Câu Thị, tỉnh Hà Nam, quy y từ rất sớm. Ông là người đã sang Ấn Độ (thời ấy gọi là Tây Trúc) để học Phật pháp trong nguyên gốc tiếng Phạn và đem về phổ biến ở Trung Quốc. Chuyến đi Ấn Độ của ông được dân gian thần thoại hóa, và được Ngô Thừa Ân chép lại thành bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa. Trong truyện, Đường Tăng được mô tả là một người hiền lành nhưng nhu nhược và u mê, thường bị yêu quái đón bắt để ăn thịt.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Na Tra
- Một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc như Tây du ký và Phong thần diễn nghĩa. Ông là con út của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, em của Kim Tra và Mộc Tra (nên cũng gọi là Tam thái tử). Na Tra được miêu tả là một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng, môi đỏ, bản tính nóng nảy, thẳng thắn, tay cầm thương, tay cầm vòng càn khôn, chân đi bánh xe Phong Hỏa.
-
- Hồng Hài Nhi
- Một con yêu quái trong truyện Tây Du Ký. Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến Công chúa (Bà La Sát), có hình hài của một đứa bé nhưng đã trên ba trăm tuổi, ngụ ở Hỏa Vân Động. Hồng Hài Nhi là khắc tinh của Tôn Ngộ Không, đã đốt chết Tôn Ngộ Không một mạng tại núi Hồng Lĩnh. Sau Hồng Hài Nhi được Quan Âm thu phục, phong làm Thiện Tài Đồng Tử.
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Thích Ca
- Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Hòn Kẽm Đá Dừng
- Một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước đây thuộc về hai xã Quế Phước và Quế Lâm, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; nay là ranh giới huyện Quế Sơn và Hiệp Đức. Có ý kiến cho rằng chỉ có tên ngọn núi là Hòn Kẽm, còn "đá dừng" là để mô tả vách đá dựng đứng, hiểm trở của ngọn núi này.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Thời vận bất tề
- Vận số không được bình thường, suôn sẻ.
Ta hô! Thời vận bất tề, mệnh đồ đa suyễn
(Than ôi! Thời vận chẳng bình thường, đường đời nhiều ngang trái)
(Đằng Vương các tự - Vương Bột).
-
- Đạm Nội
- Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Xuân Phương
- Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Nguyễn Danh Phương
- Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
-
- Thanh Tước
- Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Rậm.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Trăng
- Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.